CÁC BÁC CHỌN ĐÔNG-TÂY-NAM-BẮC ...NHƯNG MÌNH THẤY QUÁN THU HIỀN 2 (SỐ 1B, đường Trần Não, Q2- gần Cầu SG) ĐÚNG TIÊU CHÍ "NGON-BỔ- RẺ", HÃY MỘT LẦN THỬ SẼ BIẾT NGAY! Quán quen cua MS nên được ưu tiên (ăn uống phòng VIP-tính như phòng thường).

Àh, quan trọng nữa. M.Sáng vừa tìm được "mối" mạnh thường quân sẵn sàng tài trợ heo rừng nguyên con (heo chuẩn) nếu nhóm Nông nghiệp ta có nhu cầu tổ chức họp - tiệc lớn. (thông tin thật 100%)

Sáng Ngày 29/4, tại KS Palace (Nguyễn Huệ) Hội thảo Qui định mới ở thị trường Hoa Kỳ

- Hiển thị văn bản được trích dẫn -

On 4/13/09, PHIEN DANG CONG wrote: Ngay 16-4, taïi VP Bo NNPTNT hoi thao ve dinh huong phat trien trang trai.Luc 8g



--
Lưu Phan
VPĐD Báo NÔNG THÔN NGÀY NAY
24 Hồ Biểu Chánh, Phú Nhuận, Tp. HCM
Tel: 08 38457721; Fax: 08 38457725

Lich hop

Người đăng: SNG | 17:41 | 0 Bình luận »

Ngay 16-4, taïi VP Bo NNPTNT hoi thao ve dinh huong phat trien trang trai.
Luc 8g

Trong đất nước nho nhỏ
Có thành phố rất to
Trong thành phố rất to
Có những con đường nho nhỏ
Trên con đường nho nhỏ
Cái những cái nhà rất to
Trong cái nhà rất to
Cố những chân dài nho nhỏ
Những chân dài nho nhỏ
Của những ông rất to
Những ông rất to
Có cái cặp nho nhỏ
Chứa những dự án rất to
Kèm theo phong bì nho nhỏ
Phong bì nho nhỏ
Có giá trị rất to
là % hoa hồng nho nhỏ
Của dự án rất to
Được ký bởi con người nho nhỏ....
.......

Để câu chuyện mãi… thần kỳ

Người đăng: Cong Phien | 18:03 | 0 Bình luận »

Thứ tư, 08/04/2009, 01:34 (GMT+7)
>Có thể nói, con cá tra, ba sa Việt Nam hiện diện gần 140 nước là một câu chuyện thần kỳ. Vốn là loài cá bản địa châu thổ sông Mekong, cá tra, ba sa là thực phẩm của người dân nghèo, nhưng khi được nuôi hàng hóa và xuất khẩu đã trở thành món ăn ưa thích của người dân các nước. Lo ngại trước sự lấn lướt thị phần cá da trơn, Hiệp hội Cá nheo của Mỹ đã kiện doanh nghiệp (DN) VN bán phá giá. Năm 2003, Bộ Thương mại Mỹ đánh thuế chống bán phá giá từ 36% – 64%. Nhiều người nghĩ rằng, mặt hàng này sẽ bị “chết yểu” vì lúc đó thị trường Mỹ chiếm tới hơn 80% sản lượng xuất khẩu cá tra, ba sa.

Thế nhưng, việc bị “xử thua” này lại là động lực để mỗi DN tích cực tìm kiếm thị trường mới, nên sản lượng nuôi tăng dần qua từng năm. Từ 1997 đến 2008, diện tích nuôi loài cá này tăng 5 lần (từ 1.200 ha lên 6.000 ha), sản lượng nuôi tăng từ 22.500 tấn lên gần 1,5 triệu tấn, giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu tăng hơn 75 lần (từ dưới 20 triệu USD lên gần 1,5 tỷ USD, chỉ đứng sau con tôm về kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 là 4,5 tỷ USD, 3 tháng đầu năm 2009 đã vượt qua con tôm về kim ngạch xuất khẩu).

Cơ cấu thị trường thay đổi căn bản: Mỹ còn dưới 10%, EU là thị trường lớn nhất với trên 46%, Nga trên 11%, các nước ASEAN hơn 8%, Trung Quốc (kể cả Hồng Công) khoảng 5%, Australia hơn 4%, còn lại là các thị trường khác. Nghề nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra, ba sa của VN đứng thứ 3 thế giới, sau cá hồi (Na Uy), cá rô phi (lãnh thổ Đài Loan - Trung Quốc).

Tuy nhiên, chính vì sự phát triển vượt bậc này mà Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lo ngại, khi ngày càng có nhiều thị trường tiêu thụ cá tra, ba sa VN đã và đang sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm “hạ bệ” sản phẩm cá tra, ba sa để bảo vệ sản phẩm cá nước sở tại. Hậu quả, 3 tháng đầu năm 2009, sản lượng, kim ngạch giảm 8% so với 2008 (còn 208,4 triệu USD), số nước nhập khẩu cá tra cũng bị giảm. Bên cạnh ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, đó còn là hậu quả của khoảng 10% lượng cá chế biến xuất khẩu kém chất lượng đã bị các nước lợi dụng để “xé to” sự việc.
Theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương (Tiền Giang), chỉ cần 1 nước “la lên” lập tức ảnh hưởng đến những nước nhập khẩu khác. Vì vậy quản lý chất lượng là vấn đề quyết định sự sống còn của xuất khẩu thủy sản.

Nhiều người e ngại, nếu không thật sự quyết liệt trong việc quản lý, câu chuyện thần kỳ con cá tra, ba sa VN có thể bị chấm dứt chỉ vì cách làm ăn gian dối của một số DN. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP đưa ra lời cảnh báo rằng, Tạp chí Intrafish, tờ báo chuyên ngành nuôi trồng uy tín nhất nhì thế giới đã nêu câu hỏi, liệu con Pangasius (tên gọi của cá tra, ba sa xuất qua EU) có tàn phá uy tín ngành nuôi trồng thủy sản, dẫn đến khả năng chấm dứt nghề nuôi trồng cá nước ngọt của thế giới. Thật bất ngờ, 36% số câu trả lời đã đồng ý với cách đặt vấn đề này.
Quá bức xúc, ông Dũng cho rằng, một số DN đã “bôi bẩn” uy tín cả ngành khi “tàn phá” chất lượng cá tra, ba sa xuất khẩu, mùi vị cá không còn mà chỉ có… nước do tỷ lệ mạ băng lên 20% - 30% (nhiều nhất so với các loại khác) thay vì 10%. Thách thức từ những rào cản kỹ thuật các nước EU hay việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ đã không ngăn nổi những nỗ lực chung để vượt qua. Nhưng giờ đây, vì lợi ích cục bộ một số DN có thể làm chấm dứt câu chuyện thần kỳ mà trước đó chính những người nuôi trồng và DN chân chính đã dày công tạo ra.

Đã đến lúc gióng hồi chuông cảnh tỉnh, đồng thời có biện pháp tích cực để loại trừ cách làm ăn gian dối của những “con sâu” làm rầu nồi canh, nếu muốn viết tiếp những trang mới của câu chuyện thần kỳ.
CÔNG PHIÊN

Để câu chuyện mãi… thần kỳ

Người đăng: Cong Phien | 18:03 | 0 Bình luận »

Thứ tư, 08/04/2009, 01:34 (GMT+7)

>Có thể nói, con cá tra, ba sa Việt Nam hiện diện gần 140 nước là một câu chuyện thần kỳ. Vốn là loài cá bản địa châu thổ sông Mekong, cá tra, ba sa là thực phẩm của người dân nghèo, nhưng khi được nuôi hàng hóa và xuất khẩu đã trở thành món ăn ưa thích của người dân các nước. Lo ngại trước sự lấn lướt thị phần cá da trơn, Hiệp hội Cá nheo của Mỹ đã kiện doanh nghiệp (DN) VN bán phá giá. Năm 2003, Bộ Thương mại Mỹ đánh thuế chống bán phá giá từ 36% – 64%. Nhiều người nghĩ rằng, mặt hàng này sẽ bị “chết yểu” vì lúc đó thị trường Mỹ chiếm tới hơn 80% sản lượng xuất khẩu cá tra, ba sa.

Thế nhưng, việc bị “xử thua” này lại là động lực để mỗi DN tích cực tìm kiếm thị trường mới, nên sản lượng nuôi tăng dần qua từng năm. Từ 1997 đến 2008, diện tích nuôi loài cá này tăng 5 lần (từ 1.200 ha lên 6.000 ha), sản lượng nuôi tăng từ 22.500 tấn lên gần 1,5 triệu tấn, giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu tăng hơn 75 lần (từ dưới 20 triệu USD lên gần 1,5 tỷ USD, chỉ đứng sau con tôm về kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2008 là 4,5 tỷ USD, 3 tháng đầu năm 2009 đã vượt qua con tôm về kim ngạch xuất khẩu).

Cơ cấu thị trường thay đổi căn bản: Mỹ còn dưới 10%, EU là thị trường lớn nhất với trên 46%, Nga trên 11%, các nước ASEAN hơn 8%, Trung Quốc (kể cả Hồng Công) khoảng 5%, Australia hơn 4%, còn lại là các thị trường khác. Nghề nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra, ba sa của VN đứng thứ 3 thế giới, sau cá hồi (Na Uy), cá rô phi (lãnh thổ Đài Loan - Trung Quốc).

Tuy nhiên, chính vì sự phát triển vượt bậc này mà Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) lo ngại, khi ngày càng có nhiều thị trường tiêu thụ cá tra, ba sa VN đã và đang sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm “hạ bệ” sản phẩm cá tra, ba sa để bảo vệ sản phẩm cá nước sở tại. Hậu quả, 3 tháng đầu năm 2009, sản lượng, kim ngạch giảm 8% so với 2008 (còn 208,4 triệu USD), số nước nhập khẩu cá tra cũng bị giảm. Bên cạnh ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, đó còn là hậu quả của khoảng 10% lượng cá chế biến xuất khẩu kém chất lượng đã bị các nước lợi dụng để “xé to” sự việc.
Theo ông Dương Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương (Tiền Giang), chỉ cần 1 nước “la lên” lập tức ảnh hưởng đến những nước nhập khẩu khác. Vì vậy quản lý chất lượng là vấn đề quyết định sự sống còn của xuất khẩu thủy sản.

Nhiều người e ngại, nếu không thật sự quyết liệt trong việc quản lý, câu chuyện thần kỳ con cá tra, ba sa VN có thể bị chấm dứt chỉ vì cách làm ăn gian dối của một số DN. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch VASEP đưa ra lời cảnh báo rằng, Tạp chí Intrafish, tờ báo chuyên ngành nuôi trồng uy tín nhất nhì thế giới đã nêu câu hỏi, liệu con Pangasius (tên gọi của cá tra, ba sa xuất qua EU) có tàn phá uy tín ngành nuôi trồng thủy sản, dẫn đến khả năng chấm dứt nghề nuôi trồng cá nước ngọt của thế giới. Thật bất ngờ, 36% số câu trả lời đã đồng ý với cách đặt vấn đề này.
Quá bức xúc, ông Dũng cho rằng, một số DN đã “bôi bẩn” uy tín cả ngành khi “tàn phá” chất lượng cá tra, ba sa xuất khẩu, mùi vị cá không còn mà chỉ có… nước do tỷ lệ mạ băng lên 20% - 30% (nhiều nhất so với các loại khác) thay vì 10%. Thách thức từ những rào cản kỹ thuật các nước EU hay việc áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ đã không ngăn nổi những nỗ lực chung để vượt qua. Nhưng giờ đây, vì lợi ích cục bộ một số DN có thể làm chấm dứt câu chuyện thần kỳ mà trước đó chính những người nuôi trồng và DN chân chính đã dày công tạo ra.

Đã đến lúc gióng hồi chuông cảnh tỉnh, đồng thời có biện pháp tích cực để loại trừ cách làm ăn gian dối của những “con sâu” làm rầu nồi canh, nếu muốn viết tiếp những trang mới của câu chuyện thần kỳ.
CÔNG PHIÊN


Xuất khẩu thủy sản trong quý 1 của nước ta đã giảm 8% cả về số lượng lẫn giá trị. Hơn nữa, xu hướng “gây khó dễ” từ một số thị trường lớn đã và đang tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong nước.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong quý I, thị trường nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đã co hẹp dần, còn 122 thị trường, giảm 37 thị trường so với cùng kỳ năm 2008. Điều này khiến sản lượng, giá trị của hầu hết các sản phẩm thủy sản xuất khẩu đều giảm mạnh.
Đã khó lại thêm “bó”
Sự sụt giảm tập trung chủ yếu ở các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, phần vì nhu cầu tiêu thụ giảm, phần khác do các nước này thắt chặt chính sách bảo hộ hàng nông, lâm, thủy hải sản trong nước, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta ngày một khó khăn hơn.Theo dự báo của VASEP, ngày càng có nhiều thị trường tiêu thụ cá tra, cá basa của Việt Nam như Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Ai Cập, Mỹ… đã và đang sử dụng các phương tiện truyền thông vào mục đích “bôi bẩn” nhằm hạ bệ sản phẩm nước ta. Những sự cố tại thị trường Ai Cập, Italy hay thị trường Nga (mới nối lại)…. thời gian vừa qua là minh chứng rõ nhất. “Sắp tới, các doanh nghiệp phải đối mặt với chính sách mới của ngành nông nghiệp Mỹ và cuộc thanh tra chất lượng thủy sản từ phía EU”, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khuyến cáo, các doanh nghiệp sẽ phải quen dần với những chính sách bảo hộ kiểu “sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng” từ các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là Mỹ.Bên cạnh đó, sức cạnh tranh còn yếu cũng là nguyên nhân khiến khả năng tìm kiếm, chiếm lĩnh thị trường của các mặt hàng thủy sản Việt Nam thêm chật vật. Siết lại tiêu chuẩn xuất khẩuChưa hết nỗi lo đầu ra, các doanh nghiệp trong nước còn phải đối diện với hàng loạt những khó khăn từ những yếu tố đầu vào. Ba vướng mắc lớn nhất hiện nay là quy định hạn chế sản xuất giờ cao điểm, giá thức ăn cho thủy sản tăng cao và tỷ giá, khiến tính cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam thêm yếu. Ông Chu Văn An, Phó tổng giám đốc Công ty thủy sản Minh Phú lấy ví dụ: Giá tôm xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn giá tôm cùng loại của Thái Lan từ 0,1đến 0,2USD một kg, trong khi đó chi phí đầu vào của chúng ta luôn cao hơn các nước từ 15.000 đến 30.000 đồng một kg. Nghịch lý này giải thích vì sao, cả người nuôi lẫn doanh nghiệp trong nước luôn than trời vì xuất khẩu nhiều mà lãi không được bao nhiêu. Theo ông An, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí thức ăn chăn nuôi, yếu tố chiếm 60 đến 70% chi phí thành phẩm. Hầu hết các nhà máy thức ăn cho cá, tôm hiện nay đều có yếu tố nước ngoài, và việc bị làm giá là chuyện khó tránh khỏi. “Đơn cử năm 2008, thức ăn cho tôm tăng từ 14.500 đồng một kg lên 22.000 đồng một kg, sau đó giá nguyên liệu sản xuất thức ăn đồng loạt giảm từ 30 đến 50% nhưng giá thức ăn thành phẩm chỉ giảm có 500đồng một kg. Giờ giá nguyên liệu nhập nhích lên, các công ty lại rục rịch tăng giá”, ông An lo lắng.Thứ trưởng Bộ NN-PTNN, ông Lương Lê Phương lưu ý thêm, sở dĩ các sản phẩm xuất khẩu dễ bị phía nước ngoài “bắt thóp” bằng những lý do như: nhiễm khuẩn, dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép… một phần do nhiều cơ sở, xí nghiệp nhỏ lẻ không đủ điều kiện sản xuất, chế biến vẫn được phép xuất khẩu. Hơn nữa thói quen “đổ bộ ào ạt” vào cùng một thị trường dễ gây những “cú sốc” về cung cầu cho các nhà nhập khẩu, tạo ác cảm cho các doanh nghiệp bản địa. “Vì vậy cần phải tính đến tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời thành lập những ban điều phối ở từng thị trường để cân bằng cung cầu”, ông Phương nói.
Đăng Thư



Lâu nay, trái điều sau khi được lấy hạt thường bị vứt bỏ lãng phí, gây hôi thối, làm ảnh hưởng tới môi trường. Nhưng gần đây, nhiều nông dân ở huyện Tân Phú đã biết chế biến cồn từ trái điều, tăng thêm thu nhập đáng kể.

Tân Phú có trên 5 ngàn hécta điều, chiếm khoảng 40% diện tích cây công nghiệp trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã có vùng đồi dốc như: Phú Sơn, Phú An, Núi Tượng và Phú Trung. Hàng năm, nông dân chỉ trông chờ vào giá trị của những hạt điều, còn trái điều hầu như không ai sử dụng, bị vứt bỏ lãng phí tại vườn. Có những năm, giá hạt điều xuống thấp nên người trồng điều thu nhập không đáng kể.


Mới đây,Trung tâm khuyến công của tỉnh đã về chuyển giao kỹ thuật chế biến cồn khô từ trái điều cho bà con nông dân Tân Phú. Quy trình sản suất ra cồn điều khô này đơn giản và dễ làm. Trái điều sau khi tách lấy hạt được đem rửa sạch để ráo nước và được vắt hoặc ép để lấy nước điều. Sau đó cho dung dịch gelantine vào nước ép điều (với liều lượng 2 gam/lít) rồi đun sôi và lọc để lấy dịch điều. Cho thêm men vào dịch điều (với tỉ lệ 5 gam men/1lít dịch điều) để 5 ngày sau thì chưng cất 2 lần sẽ thu được cồn 80 - 85 độ. Cuối cùng là bỏ thêm chất phụ gia vào thành cồn khô. Tính ra chi phí để sản xuất được 11kg cồn khô từ 150 kg trái điều chỉ mất khoảng 25 ngàn đồng, so với giá thị trường hiện nay trên 20 ngàn đồng/kg cồn khô thì nông dân thu lãi khá cao. Chính vì vậy, sản xuất cồn khô từ trái điều đã mở ra cho người nông dân trồng điều ở Tân Phú một cơ hội mới để tăng thêm thu nhập.

Ông Nguyễn Hữu Mạnh , ấp Phú Lâm 1 xã Phú Sơn, cho biết mô hình sản suất ra cồn điều khô đã giúp nông dân chúng tôi có thêm nguồi thu mới từ trái điều. Đặc biệt là mỗi hộ dân đều có thể tự chế biến được cồn khô ngay tại nhà mình. Ông Lê Quang Hải, cán bộ hội nông dân huyện, còn cho biết trái điều được chưng cất thành cồn khô không chỉ có lợi về kinh tế mà còn giải quyết được ô nhiễm môi trường. Trước đây, sau khi thu hoạch hạt thì bà con vứt bỏ trái điều quanh vườn, tạo ra mùi hôi thối và thu hút nhiều ruồi nhặng làm ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai có trên 40 ngàn hécta điều, chiếm trên 20% diện tích điều vùng Đông Nam bộ. Do vậy, việc chế biến ra cồn khô từ trái điều sẽ tăng thêm giá trị cho người trồng điều vài chụ tỷ đồng. Được biết, nhiều nước trồng điều trên thế giới không chỉ chế biến ra cồn khô, mà còn sản xuất ra rượu trắng trái điều, rượu vang, xô đa, trà gừng điều, hương điều... Đây là một hướng mới để phát triển cây điều ở Việt Nam và tăng thu nhập cho người nông dân trồng điều.

Trung bình 1 hécta điều có 5 tấn trái. Nếu chưng cất được toàn bộ trái điều này sẽ có được trên 440kg cồn khô. Với giá cồn trên thị trường hiện nay là trên 20 ngàn đồng/kg, thì người nông dân trồng điều có thêm thu nhập khoảng 8 triệu đồng/hécta. Theo ông Lâm Quang Liêm, Giám đốc Trung tâm khuyến công Đồng Nai, sau khi trợ giúp các hộ dân thành thạo việc chế biến ra cồn điều khô trung tâm sẽ kết hợp với phòng công thương huyện liên hệ tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Cồn khô điều hiện nay là mặt hàng rất ưa chuộng ở các quán ăn, nhà hàng, khách sạn trong cả nước. Vì nó tiện ích lại đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hơn hẳn so với bếp gas hoặc bếp điện.
Lê Ngân

Giá hồ tiêu – tăng hay giảm?

Người đăng: Cong Phien | 18:13 | 0 Bình luận »

Thứ sáu, 03/04/2009, 23:42 (GMT+7)

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), 3 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được khoảng 25.000 tấn hồ tiêu các loại, đạt kim ngạch gần 60.000 triệu USD, tăng 65% về lượng so với cùng kỳ 2008, nhưng giá giảm khá mạnh, bình quân giá tiêu đen giảm 31%, còn 2.282 USD/tấn và tiêu trắng giảm 29%, còn 3.679 USD/tấn. Giá hồ tiêu trong nước dao động trên dưới 30.000 đồng/kg, trong khi thời cao điểm là 60.000 đồng/kg.

Năm 2009 được đánh giá sẽ là năm không thuận lợi, nếu không nói là khó khăn của ngành hồ tiêu thế giới, trong đó có Việt Nam, do sản lượng hồ tiêu các nước đều tăng, khoảng 305.000 tấn (tăng 4,8% so với năm 2008), tương đương khoảng 14.000 tấn, trong đó, hồ tiêu Việt Nam đã thu hoạch xong là 95.000 tấn (tăng khoảng 4.000 tấn so với năm 2008).

Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu đều giảm sản lượng tồn kho do tài chính khó khăn. Nhưng theo VPA, hồ tiêu Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh so với các nước vì năng suất bình quân hồ tiêu VN so với các nước rất cao, khoảng 2 tấn/ha so với các nước chỉ trên dưới 1 tấn/ha.

Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), sau khi là địa phương đầu tiên xây dựng được thương hiệu đã ngày càng nổi tiếng trên thị trường thế giới với giá bán luôn cao hơn những địa phương khác 5%-10%. Năng suất hồ tiêu bình quân tại đây rất cao, khoảng 5 tấn/ha/vụ, có nhiều vườn lên đến 5-7 tấn/ha/vụ, cá biệt có vườn đạt 10 tấn/ha/vụ. Với mức giá như trên những hộ này lãi ròng khoảng 50% (năm 2008 lãi ròng 60%-70%).

Vì vậy, VPA đề nghị những vùng hồ tiêu nổi tiếng như Lộc Ninh (Bình Phước), Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu), Ehleo (Đắc Lắc), nhất là hồ tiêu Phú Quốc (Kiên Giang) sớm xây dựng thương hiệu để nâng cao chất lượng nông sản và thu nhập nông dân, tạo thế đứng bền vững cho hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA, cho rằng, để hạn chế rủi ro cho nhà vườn và doanh nghiệp, cần nắm sát thông tin, cung cấp kịp thời diễn biến thị trường, tránh bán ra ồ ạt, dẫn đến việc hạ giá bất lợi cho nhà vườn và xuất khẩu. Nếu làm được điều này, với lượng hồ tiêu VN chiếm 40%-50% lượng hàng xuất khẩu của thế giới thì năm 2009 có thể giữ được ở mức giá bình quân 2.000 USD/tấn.

Không phải ngẫu nhiên, tại buổi họp thường niên, những nhà xuất khẩu hàng đầu hồ tiêu Việt Nam đều tự tin là giá sẽ không giảm, sau 4-5 tháng êm hơi, nhà nhập khẩu bắt đầu tìm mua hàng trở lại. Động thái này sẽ thúc đẩy giá lên. Hiện giá hồ tiêu trong nước có dấu hiệu phục hồi, từ 29.500 - 30.000 đồng/kg nhích lên 32.000 đồng/kg.

ĐĂNG LÃM


Hiếm có dự án nào dù nhận được sự đồng thuận cao mà lại lận đận như Khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) TPHCM. Chủ trương đã có từ đầu những năm 2000, địa điểm đã được chọn, nhưng vào giờ chót (sau khi đã mất vài năm khảo sát, đánh giá và làm thủ tục) địa điểm lại bị thay đổi, từ quận 12 lên huyện Củ Chi, để có điều kiện mở rộng diện tích. Và mọi việc phải làm lại từ đầu. Nhưng đó mới chỉ là phần thủ tục đất đai, xây dựng…

Do trượt giá, dự toán phải điều chỉnh nhiều lần nên thời gian triển khai dự án càng kéo dài. Không những vậy, do lần đầu tiên Việt Nam có khu NNCNC nên mọi việc đều phải mày mò tìm hiểu, đặc biệt là việc xây dựng hành lang pháp lý liên quan sao cho phù hợp, tạo được sự an tâm cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.


Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân thăm khu sản xuất giống của Công ty CP Phát triển và đầu tư Nhiệt Đới.


Dù công việc xây dựng hạ tầng còn ngổn ngang, phần xây dựng cơ bản chưa xong, vẫn có 16 nhà đầu tư đăng ký thuê mặt bằng ở khu NNCNC để sản xuất. Ban quản lý (BQL) đã xem xét và thông qua 5 dự án của 5 nhà đầu tư đăng ký thuê 28ha/56ha đất đã quy hoạch xây dựng nhà xưởng. Có thể kể đến Công ty Nông nghiệp Chánh Phong với dự án đầu tư sản xuất giống rau F1, Công ty cổ phần Trái Đất Tươi Xanh với dự án sản xuất rau hữu cơ sinh thái theo kỹ thuật mới nhất, Công ty TNHH SXTM Việt Quốc Thịnh với dự án sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp và xây dựng điểm trình diễn rau an toàn.

Đi đầu trong việc mạnh dạn đầu tư phải kể đến Công ty cổ phần Phát triển và đầu tư Nhiệt Đới với dự án nghiên cứu và lai tạo các giống rau ăn lá và ăn quả trên diện tích thuê lên đến 20ha. Ngoài dự án trên, công ty còn ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao trong nông nghiệp.

Tổng vốn của các nhà đầu tư vào Khu NNCNC đã trên 224 tỷ đồng, trong đó riêng Công ty cổ phần Phát triển và đầu tư Nhiệt Đới đầu tư 204 tỷ đồng. Công ty CP Phát triển và đầu tư Nhiệt Đới, song song với việc thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và thuê đất đã kiến nghị TP được sản xuất trước. Được BQL tạm giao đất, công ty đã và đang xây dựng nhà kín đồng thời trồng các giống cây ngắn ngày như rau ăn lá, mướp, bí đao, dưa leo, cà chua… lấy hạt làm giống, cung cấp giống cây chất lượng cao cho TPHCM, các tỉnh phía Nam, kể cả một số tỉnh phía Bắc. Thực tế này đã phá tan sự lo lắng của không ít người về việc Khu NNCNC khó thu hút được nhà đầu tư.

Theo ông Trần Phước Dũng, Giám đốc BQL Khu NNCNC, hiện BQL đang tiếp tục xem xét hồ sơ của 2 nhà đầu tư. Đó là 2 dự án của Công ty TNHH Long Đỉnh với dự án sản xuất lan và Công ty TNHH TM Đan Nguyễn với dự án sản xuất rau sạch.

Theo ông Dũng, nếu tính hết số diện tích mà các nhà đầu tư đã đăng ký thì phần đất còn lại của Khu NNCNC không đáp ứng đủ. Ngay cả Công ty cổ phần Phát triển và đầu tư Nhiệt Đới cũng cho biết, nếu được đồng ý, công ty sẽ thuê dài hạn tất cả phần diện tích còn lại của Khu NNCNC để đầu tư sản xuất giống các loại cây trồng.

Mới đây, trong chuyến đi thực tế và làm việc với BQL Khu NNCNC TP (huyện Củ Chi), Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân chỉ đạo, để Khu NNCNC có thể chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9 tới, các sở ngành và nhất là BQL cần sớm hoàn thành các hạng mục về đường, điện, nước để tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư. Khu NNCNC và nhà đầu tư cần phải chú ý đến việc gắn kết với bà con nông dân tại chỗ, cung cấp giống chất lượng tốt với giá vừa phải, chú ý hoạt động tập huấn và áp dụng công nghệ cao trong việc sản xuất giống các loại. Đó mới là ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng Khu NNCNC.

Để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, Chủ tịch Lê Hoàng Quân chỉ đạo huyện Củ Chi và Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) cần sớm hình thành thêm 2-3 khu NNCNC mới.

CÔNG PHIÊN

ST5 - “Hoa hậu” miền đất mặn

Người đăng: Cong Phien | 20:39 | 0 Bình luận »


SGGP-12G).- Sau nhiều năm mày mò, thử nghiệm, nông dân vùng đất nhiễm mặn ĐBSCL: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu như tìm được “vàng” khi thực hiện thành công mô hình tôm - lúa bền vững với giống chất lượng cao ST5. Tại Sóc Trăng - “vương quốc ST5” - lúa vừa suốt xong được thương lái mua với giá 4.700 đến 5.500đ/kg. Còn ở Trà Vinh giá lúa ST5 tăng cao kỷ lục từ 5.200đ đến 6.000đ/kg. Người dân vùng nhiễm mặn ven biển phong cho giống lúa ST5 cái tên “Hoa hậu” miền đất mặn…

Giống lúa “ 3 trong 1”

Hơn tháng nay, nhiều thương lái miền Tây đổ về Sóc Trăng, Trà Vinh,… thu mua lúa ST5. Phần lớn lúa chất lượng cao ST5 được thương lái thu mua phục vụ cho xuất khẩu nên giá khá cao. Nông dân Lâm Văn Hớn, xã Hiệp Mỹ Đông, Cầu Ngang (Trà Vinh) vừa thu hoạch xong 0,5ha lúa ST5 trên chân đất nhiễm mặn nuôi tôm, phấn khởi chia vui: “Hiện lúa ST5 trồng ở đây năng suất đạt bình quân hơn 4,5tấn/ha, cao hơn 0,8 tấn/ha so giống lúa mùa địa phương, giá lúa từ 4.700 đến 5.200đ/kg, có lúc 6.000đ/kg, nông dân thu lãi từ 12 đến 16 triệu đồng/ha, cao gần 2 lần giống lúa khác. Nuôi một vụ tôm mùa nắng trồng một vụ lúa ST5 mùa mưa đang là hướng lựa chọn của nông dân vùng này. Trúng tôm, được lúa lợi ích kinh tế gấp đôi, nếu lỡ thua tôm vẫn còn có lúa ST5 để mà gỡ lại. Nông dân ở đây giờ 80% mê ST5”.


Lúa ST5 cho năng suất gần 6 tấn/ha trên đất nhiễm mặn Trà Vinh


Năm nay, vùng tôm - lúa các xã Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây, Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) nông dân đều thắng đậm vụ lúa mùa. Trúng mùa, được giá “thương hiệu ST5” càng hấp dẫn đối với nhà nông. Kỹ sư Nguyễn Đức Mậu, Trưởng phòng NN-PTNT Cầu Ngang (Trà Vinh) phấn chấn khoe: “Với ưu điểm thích nghi rộng cả 3 vùng nước ngọt, lợ và chân đất nuôi tôm nhiễm mặn, năng suất khá cao (4,5 - 5 tấn/ha), gạo dẻo, thơm ngon, không bạc bụng, đạt chuẩn xuất khẩu... nên ST5 được nông dân gọi là “Hoa hậu” miền đất mặn. Điều lý thú là ST5 trồng trên chân đất nuôi tôm nhiễm mặn, cơm dẻo, thơm lâu đáo để”.

3 năm đưa giống lúa ST5 sản xuất trên chân đất nuôi tôm nhiễm mặn, điều đáng ghi nhận là ngoài ưu điểm về lợi ích kinh tế, ST5 còn tạo ra bước đột phá về cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản xuất địa phương. Và hơn thế nữa là sự phát triển bền vững của hô hình tôm - lúa ở đất nhiễm mặn.

Thương hiệu ST5

Kỹ sư Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng, “cha đẻ” giống lúa ST5 cho biết: “So với “đàn anh” ST3, giống lúa ST5 có nhiều tính năng vượt trội: Nở bụi mạnh, thân cứng, lá thẳng, rễ phát triển mạnh và hạt dài. Lai lịch của giống lúa ST5 có họ hàng với giống Khao Đát Mali. Năm 2006, giống lúa ST5 được trồng đại trà ở ĐBSCL và được Bộ NN-PTNT khuyến khích nhân rộng ở nhiều địa phương”. Nhẹ phân, dễ trồng và đặc biệt để nuôi được tôm, cá sau vụ lúa nên mô hình canh tác lúa ST5 giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc nông dược. Chính vì vậy lúa ST5 không chỉ chiếm vị thế “độc tôn” trên chân đất nhiễm mặn nuôi tôm mà còn được “ưu ái” trên vùng đất phèn nước ngọt và lợ…

“Trước tình hình giống lúa IR 50404, giống lúa OM 576 (Hàm Châu) bị bạc bụng, khó khăn về đầu ra nên vụ mùa này tôi dự định chuyển hết 7ha trồng lúa sang canh tác giống ST5 nhưng do nguồn giống khan hiếm nên chỉ trồng được 2ha. Với ST5, nhiều hộ thâm canh giỏi năng suất đạt hơn 5,5tấn/ha, canh tác 1ha lúa ST5 thu lãi 12 đến 18 triệu đồng, gần gấp 2 lần lúa địa phương. Nông dân ở đây giờ mê ST5 lắm vì đầu ra luôn ổn định”, nông dân Lâm Văn Cường ở xã Trường Thọ, Cầu Ngang thổ lộ.

Với ưu thế vượt trội về năng suất, chất lượng, giá trị xuất khẩu, thích nghi rộng ở nhiều vùng đất, năm 2009 ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh có kế hoạch mở rộng diện tích trồng giống lúa ST5 lên đến 15.000ha và tiến tới xây dựng thương hiệu “lúa sạch” xuất khẩu trong tương lai.

Sau hơn 10 năm làm việc miệt mài, với những thành tích nổi bật lai tạo ra giống lúa ST3, ST5… chịu được phèn mặn cho vùng tôm lúa ĐBSCL, kỹ sư Hồ Quang Cua được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng hai. Mới đây, kỹ sư Hồ Quang Cua, Trưởng nhóm nghiên cứu giống lúa thơm ST báo tin mừng lại vừa cho “ra lò” bộ lúa thơm giống mới với tên ST21, đánh dấu thêm bước thành công của bộ giống lúa thơm ST với năng suất khá cao, đặc biệt là khả năng chống sâu bệnh được đánh giá là “hơn cả sự mong đợi!”…


Đình Cản

(SGGP 12G).- Sáng nay, 3- 4, tại Hội nghị xuất khẩu thủy sản quý 1 - 2009 diễn ra ở TPHCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: Từ đầu tháng 1 đến giữa tháng 3 - 2009, cả nước xuất được 166.695 tấn thủy sản các loại, đạt giá trị 579,26 triệu USD, giảm 8% về khối lượng và giá trị so cùng kỳ 2008.

VASEP dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới tiếp tục khó khăn do ảnh hưởng suy giảm kinh tế, lượng tiêu thụ ở các thị trường lớn giảm.

Điều đáng lo ngại là ngày càng nhiều thị trường tiêu thụ cá tra của Việt Nam như Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy, Italia, Ai Cập, Hoa Kỳ… đã và đang sử dụng nhiều biện pháp làm hạ bệ sản phẩm cá tra của ta để bảo vệ sản phẩm cá trong nước của họ.

Trước tình hình trên, VASEP kêu gọi các doanh nghiệp thủy sản phải hết sức cẩn trọng trong các hợp đồng và làm hàng xuất khẩu.VASEP cho rằng để vượt qua giai đoạn khó khăn, cố gắng đạt kim ngạch 4,5 tỷ USD trong năm 2009.





Mô hình trang trại, danh chính ngôn thuận được thừa nhận là một bộ phận của nền kinh tế trong Nghị quyết Trung ương 03 của Chính phủ năm 2000. Gần 10 năm qua, mô hình trang trại đã phát triển như thế nào? Mới đây, trong buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại VN tại TPHCM, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhận định, dù chưa thể bằng lòng nhưng phải công nhận rằng trang trại đã ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông thôn.
Diện tích nhỏ, thu nhập cao
Theo số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn TP (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN-PTNT), TPHCM hiện có 2.294 trang trại (TT) với 6.370 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 6.700 lao động. Phần lớn tập trung ở các huyện và quận ven, trong đó huyện Cần Giờ chiếm hơn 2/3 với 1.585 TT, huyện Củ Chi 271, Hóc Môn 223, Thủ Đức 116, quận 9 có 75, còn lại ở Nhà Bè (17), Bình Chánh (4), quận 12 (3).
Xét về mặt cơ cấu sản xuất, TT nuôi trồng thủy sản chiếm số lượng nhiều nhất với 1.460 (chủ yếu ở Cần Giờ, Nhà Bè), TT chăn nuôi có 584, TT trồng trọt có 158… Ngoài ra còn có 11 TT làm dịch vụ.

Trang trại trồng mít tại Bình Dương.
Khác với các tỉnh, hầu hết TT tại TPHCM có diện tích không lớn, bình quân chỉ khoảng 2,7 ha (cả nước: 5,7ha/trang trại), và giữa các địa phương cũng có sự chênh lệch khá lớn. Nếu Cần Giờ và Củ Chi là 2 huyện có diện tích TT lớn nhất, có TT lên đến 27 ha, thì ở quận 12 và Thủ Đức chỉ trung bình có 0,4 ha/trang trại. Số TT có diện tích dưới 1 ha chiếm nhiều nhất (2.150 trang trại), từ 1-3 ha là 128 TT, từ 3 ha-10 ha có 16 TT và chỉ 1 TT trên 10 ha.
Tuy diện tích nhỏ nhưng do được đầu tư, thâm canh nên đa phần TT ở TPHCM đã tạo ra giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích khá cao. Tỷ suất lợi nhuận trong năm (thu nhập/vốn) là 61%, trong đó vốn đầu tư và thâm canh cao là các TT nuôi cá cảnh, nhưng cao nhất là trồng lan cắt cành; thu nhập 2 đối tượng này cũng vào hàng cao nhất, lên đến vài trăm triệu đồng/ha/năm.
Lợi nhuận trên 100 triệu đồng/trang trại/năm chiếm 28,8%, từ 51 triệu – 100 triệu đồng chiếm 52% và dưới 51 triệu đồng chiếm 39,2%. Đa phần TT TP phát triển mạnh vào giai đoạn trước và sau khi có Nghị quyết về kinh tế trang trại, chiếm 64% số TT hiện có.

Theo ông Nguyễn Hữu Hoài Phú, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TPHCM (PTNT TP), 94% chủ TT tại TPHCM vốn là nông dân sản xuất giỏi, gắn bó lâu đời với sản xuất nông nghiệp, từng bước tích tụ ruộng đất. Thời gian sau, lực lượng này được bổ sung thêm những người không xuất thân từ nông nghiệp, chủ yếu từ nội thành ra ngoại thành hoặc quận ven đầu tư TT.
Cũng theo ông, các chủ TT chính là những người đại diện xứng đáng cho lớp người làm nông nghiệp có trình độ cao, chịu học hỏi, có ý chí vươn lên làm chủ khoa học kỹ thuật và quan trọng là có tiềm lực vốn, mạnh dạn trong cách sử dụng đồng vốn, chấp nhận rủi ro. Họ phản ứng nhanh nhạy với nhu cầu thị trường; chủ động thiết lập các quan hệ bạn hàng, rộng rãi và bền vững; thực hiện tốt mối liên kết với thương lái trong và ngoài địa phương. Chính họ là nhân tố thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giữa các chủ TT, đoàn thể, chính quyền và các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật như khuyến nông, viện, trường…
• Điểm sáng trong phát triển nông thôn
Kinh tế TT là hướng huy động vốn đầu tư hiệu quả. Theo Chi cục PTNT TP, chỉ tính số TT được khảo sát, ước tính vốn đầu tư đã gần 600 tỷ đồng. Đây là nguồn bổ sung vốn hết sức quan trọng được huy động trong dân, khi lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chỉ thu hút được 3,2% tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI), và mới có khoảng 50% trong số đó được giải ngân.
Các TT đã tạo thêm việc làm và thu nhập đáng kể lực lượng lao động nông thôn tại chỗ và các tỉnh. Việc trả công lao động theo nhiều hình thức, chủ yếu là các hình thức khoán sản phẩm đã kích thích mạnh mẽ sự ra đời thị trường lao động nông thôn. Xét về hiệu quả kinh tế và xã hội, chính sự chuyển nhượng đất, sự tích tụ ruộng đất là cơ hội tốt trong việc hiện đại hóa và cơ giới hóa nông nghiệp, tạo ra lượng hàng hóa lớn, điều mà trước đó TP không làm được do đất đai bị manh mún.

Dù chưa có con số cụ thể về mức đóng góp của kinh tế TT vào tăng trưởng nông nghiệp TP nhưng theo nhận định chung, các TT chính là mô hình đầu tàu trong việc TPHCM thực hiện chuyển đổi sang nền nông nghiệp đô thị, là nhân tố đột phá chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Trang trại trồng lan cắt cành Dendrobium ở quận 12. Ảnh: D.P.
Bộ NN-PTNT xác nhận, các chủ TT của TPHCM, cụ thể là các thành viên của Câu lạc bộ TT TP đã có những đóng góp cụ thể trong quá trình hình thành các chính sách, nhất là trong nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại.
Đồng chí Trương Tấn Sang đã từng nhấn mạnh, TT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nông thôn, nhưng những kết quả đạt được cho thấy tiềm năng và thế mạnh về đất đai, thổ nhưỡng vẫn chưa được khai thác hết. Hiệp hội DN - TTVN vẫn chưa phát huy tối đa vai trò. Vì vậy, thời gian tới Bộ NN-PTNT cần sơ kết, đánh giá một cách toàn diện về hoạt động của TT. Vấn đề này cần đi sâu, tìm hiểu, tham khảo kinh nghiệm, kể cả việc hợp tác với hiệp hội các nước để chia sẻ thông tin, nâng cao trình độ, kiến thức và vai trò của hiệp hội hơn nữa.

Bài 2: Những xu hướng phát triển

Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp TPHCM, trang trại (TT) nuôi trồng thủy sản là loại hình TT có mức đầu tư cao và hiệu quả lớn, thu nhập có thể lên đến vài trăm triệu đồng/ha/năm. Sự xuất hiện của những TT này đã tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ của vùng đất Cần Giờ và Nhà Bè. Nhưng hiện nay, TT trồng lan, cây kiểng và cá cảnh lại nổi lên với mức thu nhập cao nhất và phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.
Trang trại hạt nhân

Trang trại trồng lan cắt cành ở quận 12. Ảnh: D.P.
Một số TT tại TP được tổ chức theo kiểu xí nghiệp như TT nuôi và thuộc da cá sấu xuất khẩu của ông Trần Văn Nga (Sáu Nga) ở huyện Củ Chi, với tên gọi Công ty TNHH Tồn Phát. Có thể xem đây là một điển hình của mô hình TT hạt nhân - vệ tinh.
TT hiện có khoảng 20.000 con cá sấu, nhưng các vệ tinh là những hộ nhận nuôi gia công của công ty lên đến 30.000 con.
Điểm khác biệt của ông chủ TT này là không chịu dừng lại ở việc nuôi và bán cá sấu nguyên con để xuất khẩu sang Trung Quốc. Ông đã đi nhiều nước và nhận thấy, những sản phẩm da cá sấu trên thị trường châu Âu rất đắt, giá một bộ da sau khi thuộc đúng kỹ thuật cao gấp mấy lần so với bán nguyên con.
Rồi ông tự hỏi: TPHCM có đàn cá sấu trên 165.000 con, cả vùng ĐBSCL không dưới 150.000 con, vì sao phải trông cậy vào thị trường Trung Quốc vốn dĩ giá cả luôn bị trồi sụt thất thường? Do vậy, năm 2006 ông quyết định vay vốn ngân hàng để xây dựng nhà máy thuộc da hiện đại nhất nước, rồi thuê chuyên gia Ý dạy nghề, sau đó xuất khẩu sang châu Âu, trước hết là thị trường Ý.
Sài Gòn cá cảnh (Saigon Aquarium) là một điển hình khác về mô hình TT hạt nhân. Với hơn 8 ha, TT tọa lạc bên bờ kênh Đông huyện Củ Chi, chuyên nuôi cá cảnh để xuất khẩu, chủ yếu là xuất sang châu Âu, Mỹ...
Ông Lê Hữu Thiện, Giám đốc Sài Gòn Aquarium cho biết, TT có khoảng 50 loại cá với trên 200 loại sản phẩm. Năm 2008, TT xuất khẩu trên 1 triệu USD. Để đảm bảo đủ lượng cá cảnh xuất khẩu năm rồi (trên 5 triệu con), TT đã xây dựng một hệ thống vệ tinh lên đến trên 100 hộ nuôi gia công không chỉ ở TPHCM mà còn tại các tỉnh như Long An, Tiền Giang… 3 cơ cở nuôi cá cảnh vừa được Cục Thú y cấp giấy đảm bảo an toàn vệ sinh dịch bệnh về cá chép Nhật và cá vàng đều là TT cá cảnh hạt nhân.
Tương tự, vườn cây kiểng Minh Tâm (Củ Chi) cũng là mô hình về trang trại hạt nhân với khoảng 7 ha. Chủ TT này không giấu tham vọng xây dựng những vệ tinh này thành một làng nghề cây cảnh tại xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi.
Hợp tác xã của những chủ trang trại
2 năm qua, tại TPHCM đã hình thành khá nhiều hợp tác xã (HTX), trong đó nổi bật là HTX Tiên Phong (Củ Chi và Hóc Môn). Có thể nói, đây là HTX của những chủ TT nuôi heo có nguồn vốn khá và am hiểu KHKT. Nhưng họ nhận thấy nếu hoạt động riêng lẻ sẽ khó đứng vững trong bối cảnh thị trường đầy biến động, vì thế tốt nhất là liên kết lại để tạo ra sức mạnh cạnh tranh.
Khi vào HTX, xã viên được hưởng chung những dịch vụ về chăn nuôi như con giống, thú y, thức ăn… với giá rẻ hơn. Vừa qua, nhiều hộ xã viên đã được Cục Thú y thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh một số bệnh phổ biến trên đàn heo. Tiên Phong hiện là HTX duy nhất tham gia vào việc nuôi heo theo hướng an toàn cùng với Sagrifood (Xí nghiệp Chăn nuôi và chế biến thực phẩm Sài Gòn, thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn).
Trong lúc không ít HTX nông nghiệp hoạt động cầm chừng thì sự hoạt động hiệu quả, sung sức của HTX Tiên Phong đã cho thấy các “sáng lập viên” của HTX đã đi đúng hướng. Mặt khác, chính những chủ trang trại này đã mở ra hướng củng cố kinh tế tập thể, là mô hình xây dựng các HTX và tổ hợp tác ở TP một cách thuyết phục nhất.
Trong số 46 HTX nông nghiệp ở TP, HTX Tiên Phong là số ít HTX có đủ lực và trình độ để giúp cho HTX có thể phát triển căn cơ và bền vững.
Bình minh của trang trại chim yến?
Đầu thập niên 2000, TT nuôi nuôi trồng thủy sản ở Nhà Bè và nhất là Cần Giờ đóng vai trò quan trọng, tạo ra sức bật mới cho vùng đất hoang vu, nhiễm phèn nặng. Nhiều người dân từ nội thành đã đổ xô ra 2 địa phương này sang nhượng đất để lập TT nuôi tôm sú.
Chẳng bao lâu sau đó, từ vùng đất chỉ có cỏ năng, lau sậy đã hình thành 1.400 TT nuôi tôm, tập trung nhiều ở hai xã An Thới Đông và Lý Nhơn, lan ra Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh, Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh.
Trong đó, ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông là “khu công nhiệp” với TT công nghiệp nuôi tôm sú, về đêm ánh đèn điện rực sáng cả góc trời. Giờ đây, đa phần TT nuôi tôm sú công nghiệp lụi tàn vì ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh lây lan.
Sinh thời, ngay thời kỳ hưng thịnh nhất của con tôm sú Cần Giờ, bác Vũ Đình Liệu, nguyên Chủ tịch Hội Nuôi tôm VN đã từng phát biểu: Đừng để “kết quả” hôm nay là “hậu quả” cho ngày mai. Rất tiếc lời cảnh báo đó giờ đã thành sự thật.
Nhưng Cần Giờ đang hy vọng vào vật nuôi mới, đầy tiềm năng là chim yến. Vùng rừng ngập mặn vài chục ngàn hécta, hệ thống sông rạch chằng chịt và nguồn thức ăn dồi dào là nơi lý tưởng để chim yến đến trú ngụ. Đã có mô hình thành công.
TP đang thử nghiệm hơn 10 điểm nuôi yến, dự kiến sẽ quy hoạch thành khu rộng trên 250 ha, ngay trên vùng đất nuôi trồng thủy sản trước đây.
Trang trại sinh thái kết hợp du lịch
Một xu hướng khác của TT TP là khai thác thế mạnh những vùng ven sông nước để làm du lịch sinh thái như: vùng cây trái ven sông Sài gòn (Củ Chi, Hóc Môn) - Đồng Nai (quận 9), vùng sông nước huyện Cần giờ - Nhà Bè và vùng sông Chợ Đệm, khu vực Láng Le – Bàu Cò (Bình Chánh)…
Trong đó, đang hình thành 2 cụm TT kết hợp du lịch sinh thái khá “xôm tụ” là khu vực xã Trung An, Bình Mỹ (huyện Củ Chi) và quận 9. Đó là các TT du lịch của ông Hà Văn Thiềm (xã Trung An, huyện Củ Chi), chị Lê Thị Ngờ (Trung An, Củ Chi), chị Cao Thị Lan (quận 9), chị Nguyễn Thị Thanh (Long Thạnh Mỹ, quận 9), ông Trần Công Danh (quận 9), ông Nguyễn Văn Ký (quận 9)…
Hiện có hơn 54 TT và nhà vườn được Ban tổ chức hội thi vườn sinh thái đẹp TP năm 2008 TP công nhận là vườn sinh thái đẹp.

Bài 3: Người thành phố đi làm trang trại
Không chỉ ở TPHCM, người TP còn đến các tỉnh xung quanh làm trang trại (TT). Nếu 94% chủ TT tại TP là những hộ nông dân sản xuất giỏi, thì hầu hết chủ TT người TP tại các tỉnh lại xuất thân từ nhiều ngành nghề khác, thường là những người thành công trong lĩnh vực “tay phải” và đến với TT, ban đầu như là một nghề “tay trái” vì đam mê, vì “phong trào”, bạn bè rủ rê... Theo số liệu của Câu lạc bộ Trang trại TPHCM, có trên 500 hội viên đầu tư vốn vào khoảng 25.000ha đất tại các tỉnh, nhất là vùng Đông Nam bộ như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, kể cả Lâm Đồng…
Thăng trầm
Chính vì sự đa dạng trong thành phần chủ TT tại các tỉnh nên quá trình phát triển của các TT dạng này trải qua những giai đoạn, “trầm” nhiều hơn “thăng”. Tháng 6-1999, CLB Trang trại TP thành lập. Những buổi sinh hoạt lúc đó thu hút rất đông chủ TT vì đây chính là nơi mà các chủ TT có thể “trút bầu tâm sự” về những khó khăn, những “kinh nghiệm” thất bại. Hơn 90% số chủ TT người TP khởi nghiệp bị thất bại 1-2 lần, có người 3-4 lần như ông N.C.Đ. (quận 1), đầu tư đến vài chục tỷ đồng mới thấy hiệu quả ban đầu.
Đây là điều khó tránh khỏi, do kinh nghiệm về nông nghiệp rất ít, cộng với tâm lý xem TT như là nơi để cuối tuần về nghỉ dưỡng của không ít chủ TT. Càng đầu tư vốn vào càng thấy không đủ do chưa định hướng trồng cây gì, nuôi con gì nên thấy ai làm gì là làm theo. Vì vậy, hầu hết TT ít nhất cũng phải đôi ba lần chuyển đổi cây trồng. Những năm 1990 là phong trào chặt cao su, trồng cây ăn trái, nhưng đầu những năm 2000 trở lại đây là chặt cây ăn trái trồng lại cây cao su hay cây rừng và rộ lên phong trào trồng cây dó bầu như là một kiểu “đón gió”.
Vì sự thăng trầm đó, không ít chủ TT đã “bỏ chạy”, chuyển nhượng đất đai, trở lại TP đầu tư vào lĩnh vực khác như anh Trần H. Th. kinh doanh gạo, anh Trần Đ.H. mở văn phòng luật sư… Nhưng cũng có người diện tích TT ngày càng mở rộng ra như anh Mai Quốc Thái, từ 80ha giờ đây khoảng 2.000ha ở Bình Phước.
Theo ông Lê Duy Minh, Quyền Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại VN, kiêm Chủ tịch CLBTTTP, những người TP bám trụ đến nay có thể nói là gắn bó lâu dài với TT và ít nhiều cũng đã thành công như trường hợp chủ TT Lê Hoàng Tùng (trên 400ha ở Bình Phước), ông Lưu Hồng Triển (trên 60ha ở Đồng Nai)...
Bản thân ông Minh cũng là một chủ TT khá thành công khi ngay từ đầu ông đã định hướng trồng rừng và gắn kết với doanh nghiệp để tiêu thụ. Ông Minh tổng kết, người làm TT trải qua 3 giai đoạn: lúc đầu là sinh kế (chủ yếu đủ trang trải chi phí), kế đến sinh lợi (có sản phẩm hàng hóa và có lời) và sinh thái. Nhiều TT không chỉ trồng hoặc chăn nuôi mà còn khai thác làm du lịch sinh thái mà Khu du lịch Vườn Xoài huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai của chị Nguyễn Thị Nhã, là một điển hình. Đa phần TT hiện nay ở giai đoạn 2 và 3. Tuy nhiên, ông Lê Duy Minh cũng nhận định, TT của người TP ở các tỉnh tuy lớn nhưng sức sản xuất còn hạn chế, nhiều bất cập.
Những thách thức mới
Số liệu khảo sát của Chi cục Phát triển nông thôn TPHCM cho thấy, số TT tại TP bán sản phẩm qua thương lái chiếm đến 70,4%, bán tại chợ 7,6%, qua doanh nghiệp 11,2% và qua các hợp đồng thu mua trước là 10,8%. Rất ít TT có quan hệ với các công ty thương nghiệp nhà nước. Đối với những người TP đi làm TT các tỉnh, chưa có số liệu cụ thể về con số này nhưng nhiều người cho rằng cũng không khác lắm.
Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại VN, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vinamit, chủ TT là những người giỏi sản xuất và KHKT, nhưng vẫn chưa thật sự chuyên nghiệp. Ông đặt vấn đề, vì sao nhiều TT vẫn còn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, trong khi đây là sản phẩm hàng hóa, số lượng lớn. Một thời gian dài nhà nước tập trung nhiều vào khâu khuyến nông để sản xuất, chưa chú trọng đầu tư vào kênh phân phối sản phẩm.
Trang trại cũng như nông hộ, chỉ biết bán sản phẩm qua thương lái với cách thu mua dễ dàng, không cần chất lượng đồng đều – một kiểu buôn bán tiện ích cho người sản xuất. Nhưng kiểu “mua mão” các sản phẩm của thương lái không khuyến khích TT tạo ra sản phẩm tốt, vì sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao mà bán ngang giá những sản phẩm khác thì không ai chịu làm.
Theo ông Viên, để tạo cho người làm TT thói quen chú trọng đến chất lượng và sản phẩm đồng đều cần có một hệ thống khác thay thế, tỏ ra ưu thế hơn so với cách mua bán đã tồn tại lâu đời. Giải quyết mâu thuẫn này chính là thách thức và cũng là cơ hội của cả TT và nhà chế biến trong việc hợp tác, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Xúc tiến kênh bán hàng tiện ích hơn hệ thống thương lái còn là cách giải bài toán thất thoát sau thu hoạch và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với tư cách là Tổng Giám đốc Vinamit, ông Viên cho biết, các nhà máy của công ty cần có vùng nguyên liệu rất lớn, nhưng sự gắn kết TT với nhà máy chưa nhiều. Đó là cái thiếu cần khắc phục. Không thể tiếp tục xảy ra tình trạng doanh nghiệp lo thiếu nguyên liệu hoặc nguyên liệu không đồng đều, trong khi các TT lại gặp khó khăn khi bán hàng hoặc bị ép giá. Ông Lê Duy Minh cho rằng, để phát triển, TT phải liên kết, hợp tác với tất cả các hình thức phù hợp, để giải quyết các vấn đề về quy mô, chuyển đổi.
Theo Bộ NN-PTNT, cả nước hiện có khoảng 150.000 trang trại, với gần 1 triệu ha đất. 49% là trang trại sản xuất và kinh doanh tổng hợp, 29% chăn nuôi hoặc thủy sản, hơn 20% trang trại lâm nghiệp. Về mặt địa lý, 5% trang trại ở miền Trung và Tây Nguyên, 15% trang trại ở phía Bắc và 80% trang trại là ở phía Nam. Trong đó, vùng Đông Nam bộ chiếm khoảng 30% diện tích cả nước, riêng người TPHCM làm trang trại ở các tỉnh chiếm hơn 10% diện tích (bình quân 30ha - 40ha/trang trại).
Công Phiên

Người đăng: minhsangpv | 09:16 | 1 Bình luận »



Phóng sự:
ĐI UỐNG CÀ PHÊ…KHUYẾN NÔNG!
Tờ mờ sáng quán cà phê Khuyến nông đã rôm rả tiếng cười nói bàn tán đủ thứ chuyện thời sự nhà nông xoay quanh…cây lúa. “Thượng khách” của quán không phải dân ghiền cà phê mà chủ yếu là dân “hai lúa”, họ tranh thủ gặp trao đổi kinh nghiệm đồng áng trước khi ra đồng.

Từ TP.Long Xuyên (An Giang) chạy xe vượt khoảng gần trăm km tuyến đường liên huyện chúng tôi tìm đến quán cà phê khuyến nông đặt tại xã An Bình, huyện Thoại Sơn (là điểm triển khai quán cà phê khuyến nông đầu tiên trên cả nước do Trung tâm Khuyến nông và Báo Nông nghiệp VN chọn đặt tại An Giang làm thí điểm). Đến đây, tình cờ chúng tôi gặp đoàn của HND TP.Cần Thơ cũng đang ghé tham quan mô hình quán cà phê khuyến nông để học hỏi về nhân rộng.
Quán cà phê khuyến nông được trang trí hình thức khá gọn gàng, bình dị với bảng hiệu quán “Cà phê Khuyến nông”, nhưng chỉ khác là không nhạc ồn ã, đèn màu mờ như những quán cà phê bình thường. Đặc biệt, trong quán được trang bị một kệ để sách, tài liệu kỹ thuật, một bộ đầu máy, tivi và vi tính dùng để truy cập mạng Internet tìm hiểu các thông tin về sản xuất nông nghiệp, giá cả thị trường hàng ngày…Ngoài ra, quán còn có đủ loại sách báo về nông nghiệp với hàng ngàn tờ bướm nói về kỹ thuật trồng trọt cung cấp thường xuyên phục vụ bà con nông dân tham khảo. Từ tờ mờ sáng, chỉ phút chốc trong quán đã náo nhiệt hẳn, bà con nông dân kéo tới bàn luận rôm rả đủ thứ chuyện thời sự nông nghiệp từ kỹ thuật canh tác, giá lúa, phân bón, đến dịch rầy nâu, ốc bươu vàng…“Thượng khách” đến quán chủ yếu là “hai lúa” miệt vườn, đồng ruộng với đủ mọi trình độ khác nhau. Với bản chất nhà nông nên ai cũng thật lòng, gặp nhau có bao nhiêu vốn kinh nghiệm đều móc ruột gan nói hết. Thấy gì hay bà con thường đem ra quán mổ xẻ, mỗi người mỗi ít kinh nghiệm, nhờ đó tầm hiểu biết cũng nâng lên rất nhiều. Thậm chí có người không biết chữ nhưng rất ham tìm tòi về kỹ thuật ghi trong các tờ bướm, báo...thành thử bà con xúm xít lại cứ ai biết thêm được mớ nào cũng nhiệt tình chỉ lại mớ đó, khiến cho không khí trong quán càng thêm rôm rả. Gặp chúng tôi, “hai lúa” Phạm Văn Dũng, nhà ở ấp Sơn Hiệp, xã An Bình vui vẻ tâm sự: “Mỗi ngày trước khi ra đồng, bà con tui thường hay ghé vào quán để tranh thủ trao đổi cùng nhau về kinh nghiệm trong sản xuất mùa vụ, tiện thể cầm theo cuốn sổ ghi chép nhật ký đồng ruộng sẵn hỏi cán bộ khuyến nông để nghe tư vấn kỹ thuật cho mình về làm theo tốt hơn…!”. Chị Nguyễn Thị Phượng, nhà cách quán khá xa nhưng cũng thường xuyên có mặt tại đây để muốn học hỏi kinh nghiệm sản xuất mùa vụ: “Từ ngày mở quán này, giúp bà con chúng tôi học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm làm đồng áng của nhau.Hơn nữa được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật cho bà con rất tận tình dễ hiểu…”- chị Phượng bộc bạch.
Lật tới lật lui từng trang báo NNVN, lão nông Lê Văn Hòa nói: "Ở nông thôn sáng sớm muốn đọc báo cũng khó, nhưng đến đây có sẵn sách báo tìm hiểu các mô hình làm ăn mới, hiệu quả cũng thiết thực lắm à nghe..!". Từ khi có quán "cà phê khuyến nông", ông Hoà thường tranh thủ trước lúc ra đồng ghé quán đọc sách báo, bàn luận cùng các bà con về những chuyện đồng áng...Cán bộ khuyến nông xã, huyện cũng thường có mặt rất sớm để giải đáp mọi thắc mắc của bà con những vấn đề khó. Nhờ đó nên nhà nông biết thêm nhiều kỹ thuật mới như phương pháp sạ hàng, giống mới kháng rầy, cách phòng trừ sâu bệnh, diệt cỏ von, vàng lá chín sớm cho lúa... Theo bà con nông dân, lúc đầu đến quán cà phê khuyến nông ai cũng được phát một cuốn sổ nhật ký đồng ruộng, nghe hướng dẫn cách ghi chép theo từng mục, ngày, tháng có sẵn để cán bộ khuyến nông tiện theo dõi và tư vấn kỹ thuật cho bà con làm hiệu quả hơn. Cụ thể như thông qua đó, bà con đều biết cái lợi của việc xuống giống đồng loạt né được rầy, hạn chế sâu bệnh phá hoại, nhà nông bớt thiệt hơn. Ngoài ra đến đây còn học hỏi được kỹ thuật bón phân hợp lý cho lợi nhuận cao, hay dùng thuốc cỏ nào hiệu quả nhất…Chúng tôi hỏi bà con đến quán uống cà phê riết có sợ…“ghiền”? Nông dân Phạm Văn Dũng, ấp Sơn Hiệp cười vui bảo: “Vào quán cũng không nhất thiết phải kêu nước uống nhưng vẫn thoải mái tìm hiểu thêm thông tin thị trường giá cả thông qua sách, báo; đồng thời còn được hướng dẫn truy cập mạng “nét” miễn phí...!”.
Còn anh Phan Văn Dũng, chủ quán cà phê khuyến nông cũng cho biết: “Quán bán cà phê, nước ngọt giải khát chủ yếu nhằm phục vụ bà con nông dân nhâm nhi bàn chuyện đồng áng là chính nên “các món” chỉ bán giá bình dân không đặt nặng kinh doanh lời lãi…”. Theo anh Dũng, mỗi sáng quán đón khoảng 50 lượt bác nông dân đến uống cà phê và chỉ toàn bàn chuyện đồng ruộng. Lúc cao điểm nhất, lượng khách tăng gấp 2 đến 3 lần ngày thường như vào thời vụ sạ hàng hay thu hoạch lúa.
MINH SÁNG

Ths.Nguyễn Thị Xoàn- PGĐ Trung tâm Khuyến Nông An Giang: Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã triển khai được 11 QCPKN đặt tại 11 huyện thị. Để đẩy mạnh hiệu quả thiết thực của quán hơn nữa, sẽ trang bị thêm điện thoại, máy vi tính, tổ chức buổi tọa đàm tại quán theo từng chuyên đề cụ thể. Bà con muốn tìm hiểu thông tin gì về nông nghiệp cứ đến quán đọc sách báo, truy cập Internet sẽ phục vụ miễn phí.


Ngày quật quật làm rẫy, đêm, người dân xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu- Đồng Nai) còn phải căng đến rát mắt, nín thở đến nghẹt lại để nghe được bước chân, ngửi được cái mùi hôi nồng nặc của đàn voi rừng 13 con thường xuyên về đây phá nhà cửa hoa màu. “Ông Bồ về!”. Chỉ 3 từ gấp gáp trong điện thoại, bất kỳ lúc nào trong đêm đen, giữa mịt mù rừng rẫy, người dân đều hò hét nhau chạy về nơi kêu cứu, đánh đổi cả sinh mạng mình để giành giật với voi từng quả xoài, hạt điều, rẫy sắn…
Nghẹt thở tìm voi…

Ấp 2- nơi voi rừng về phá hoạch nhà cửa vườn rẫy của dân nhiều nhất xã Phú Lý- lúc 19h ngày 31.3.2009, nghe tiếng vợ kêu thất thanh “ ổng Bồ đang phá rẫy!”, Vũ Đức Thường (trưởng công an ấp 2- người được mệnh danh là “ông đuổi voi” ) vội chồm dậy.
Chiếc xe cũ kỹ nảy tưng tưng đưa Thường và chúng tôi đến cầu Sắt (suối Kốp) thì con đường mòn đã “thắt cổ chai”, chỉ có nước đi bộ hơn 1km nữa, giữa rừng rú đen kịt, mới tới được rẫy. Tim đập, chân run, tôi và 1 đồng nghiệp dò dẫm bám theo “ông đuổi voi”.
“Oạch, cốp…!”, chúng tôi, liên tục té ngã, va đầu vào cây. Thường phải vừa rọi đèn soi đường, vừa hếch mũi ngửi để ngửi mùi hôi đặc trưng của “ông Bồ”, vừa căng mắt phân định hình thù voi và cây. “Voi to cả tấn vậy nhưng đi rất nhẹ. Nếu không tập trung, cả 3 anh em mình có khi đụng đầu vào…chân “ổng” chỉ có…hết đường!”. Thường thì thào! “Vũ khí” phòng thân của chúng tôi, chỉ là cái loa hú (cả xã chỉ được cấp 2 cái), chiếc đèn soi đi rừng cùng chiếc… máy ảnh, những ‘công cụ” chưa đủ “gãi ngứa” cho “ông Bồ”.
Đến giữa rẫy xoài, Thường bất chợt tắt phụt đèn, ngồi thụp xuống giỏng tai, hếch mũi lên. Chúng tôi thì nén cả thở. Tiếng lá cây vẫn xào xạc, tiếng côn trùng vẫn rả rích. Thường bất chợt đứng phắt dậy bật đèn rọi vào bóng đen sì cách đó 50m. Chiếc máy ảnh của tôi cũng chĩa thẳng theo hướng đèn, mặc dù biết rằng đèn Flast máy ảnh không đủ sức “bắn” tới để bắt hình. Phù, khối đen là một cây xoài to tướng bị ngã vật tựa vào cây bên cạnh, ná ná hình… voi. Ánh đèn càng loe rộng, càng thấy thêm cây xoài bị bật gốc, trụi trái lá. Sang đến rẫy điều cũng vậy, ngổn ngang cây trơ gốc. Tất cả vết tích cây, phân, vết chân voi còn rất mới.
“2, 5 mẫu điều xoài của tui bị phá nhiều lần thế này rồi. Tức quá! Bây giờ mấy anh ra ngoài trước, nếu đụng voi, chạy hình chữ chi để ổng không đuổi được. Còn tôi hú coi dụ voi ra, xem mặt mũi “ông” nào phá rẫy tui!”. Thường gằn giọng rồi cho hay, trước đây voi sợ còi hụ, còn bây giờ hễ nghe là nhào tới nơi phát ra tiếng còi. “ Ông đuổi voi” nổi tiếng ở xã nhờ “tương kế tựu kế” hay dùng còi hụ để dẫn dụ voi vào rừng, mặc dù khi voi đuổi theo, tính mạng khó lường!
Với thổ địa như anh Thường, hàng chục năm quen đường, có thể vứt đèn vẫn chạy thoát. Chứ chúng tôi, kể cả có đèn pin soi, làm sao tìm được đường giữa rừng cây, ruộng rẫy ngút ngàn trong đêm đen! Thôi thà ở cạnh Thường “nghênh chiến”, phó thác cho rủi may, có khi may nhiều hơn rùi. 4 hồi còi hú làm xáo động cả núi rừng âm u. 20 phút nín thở giữa đêm đặc quánh! Có tiếng răng rắc nhẹ nhưng không hướng về phía chúng tôi. Đang căm tức vì rẫy bị phá, Thường phăm phăm đi theo tiếng động. Thoát khỏi rẫy, qua ánh đèn, Thường phát hiện vết chân voi dọc theo cái hào, xuyên qua rẫy sắn đã thu hoạch hướng về rừng. Mò mẫm theo dấu chân voi gần cả tiếng, nhưng “ông đuổi voi” cuối cùng chỉ dám đến cách bìa rừng hun hút vài trăm mét…Còn chúng tôi, thở ra… nhè nhẹ!
Đêm trắng giữa rừng đen
3h sáng ngày 1.4.2009. Cái thân thể được bọc trong quần áo tơi tả bùn đất của chúng tôi chưa kịp lặng trong giấc ngủ chập chờn ở trạm kiểm lâm suối Kốp, chợt tiếng điện thoại réo vang (theo người dân, từ 19h tối trở đi đến 5h sáng, hễ nghe tiếng điện thoại rao, dứt khoát chỉ có chuyện voi về). “ Voi đang phá cột điện ngay đường lộ ấp 2”. Tiếng ông Trưởng ấp 2- Đặng Văn Nhơn- gấp gáp. Ông Nhơn là “trung tâm” nhận thông báo voi của người dân, nên chuyện trắng đêm là bình thường, kể từ 2 năm trở lại đây!
Lại nhào lên xe, lại hun hút giữa núi rừng gần 1km, đập vào mắt chúng tôi, ngay lề đường, cả chục thanh niên, người cầm cây đuốc sáng rực dài đến chục mét, kẻ cầm đèn huơ ngang dọc, hò hét náo loạn cả vùng để xua đuổi một con voi lừng lững cách đó gần 100m. Thấy xe ô tô gầm rú và “quân” tiếp viện (chúng tôi) xông tới, “ông Bồ” quay đầu chạy thịch thịch vào rừng đen thăm thẳm.
Anh Trần Ngọc Nông (ấp 2) gạt mồ hôi, vừa hổn hển “ Đó là ông Ngà lửng đấy (voi ngà ngắn, dân địa phương hay gọi là ông Bồ ngà lửng), hung nhất trong 13 “ông” hay về đây. Tui đang thiu thiu, chợt điện tắt phụt (dân để điện sáng đêm để voi đỡ vào). Chạy ra thì thấy “ổng” bẻ gãy gục cái cột điện rồi. Mới đầu có 3 anh em tôi, đốt đuốc, rọi đèn hò hét “ổng” không thèm chạy, còn dí ngược lại. May mà có mấy làng xóm và xe các anh tới ông mới chạy! Có thể lát ‘ổng” quay lại đấy”.
“Ông Ngà lửng” đi rồi, để lại “chiến trường” bãi phân to tướng, hôi hổi khói và là 4 cây cột điện bê tông dẫn vào nhà anh Nông gãy gục lề đường. Dãy cột điện này, anh Nông mới dựng lại cách đây 3 ngày, sau khi bị chính “ông Ngà lửng” bẻ gãy. “ Làm như ông ấy thù vụ nhà tôi ném lửa vào người khi ăn xoài hay sao ấy, bây giờ không thèm phá cây, ăn gạo mà cứ nhè cột điện nhà tôi mà bẻ. Thế này thì sống sao nổi!”. Nông ấm ức!
Hiện voi ra bất cứ lúc nào, đặc biệt vào chiều, tầm 16h – 17h. Trước khi ra, cả đàn tụ lại bìa rừng, hướng về phía rẫy dân hú hét ầm ĩ đuổi người đi. Bởi vậy cứ đến 4h30 nghe tiếng “còi tan tầm” của voi, người dân làm rẫy lo dọn đồ để… chạy về nhà.
Bây giờ, vợ anh Nông cũng như các bà các chị ở đây có thêm “nhiệm vụ nội trợ”, chuẩn bị củi lửa, dầu để tẩm đuốc cho ông chồng đốt đuổi voi.
Còn cánh đàn ông ấp 2, ban ngày quật quật trên rẫy, ban đêm phải căng đến rát mắt, nín thở đến nghẹt lại để nghe được bước chân, ngửi được cái mùi hôi nồng nặc của đàn voi rừng để cố giành giật lại hạt điều, quả xoài, rẫy sắn, vườn mía. Bởi gần như 99% dân ở đây sống bằng nguồn thu này.
Khốn khổ, thức ăn trong rừng không thiếu nhưng giờ voi “khoái” ăn đồ của dân trồng như xoài Thái, sắn, gạo, muốn, điều vì… ngon hơn đồ rừng. Hiện lại vào mùa thu hoạch sắn, điều, xoài. Nên dù “đêm trắng giữa rừng đen” liên tục đã “vắt” đi không biết bao nhiêu sức lực của họ mà hiệt hại về tài sản vẫn nặng nề và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thống kê của UBND xã Phú Lý thể hiện, chỉ tính từ đầu tháng 3.2009 đến nay, tổng cộng voi về hơn 10 lần, làm bật gốc 68 cây điều, sập một nhà bếp, dẫm phá làm hư hại toàn bộ 7 tấn mì khô đã vào bao. Hàng tạ xoài trái, điều trái bị ăn mất. Nhiều hộ dân bị thiệt hại nặng nề như hộ ông Tạ Văn Xu, bị voi tàn phá vườn mía hơn 1ha làm thiệt hại khoảng 40%. Hộ Hồ Văn Hoa, Nguyễn Minh Châu, Đào Duy Long… hoa màu bị tàn phá, quy ra tiền, mất từ 30 đến 50 triệu đồng.
“Con kiến” kiện… con voi
Voi rừng xuất hiện ở xã Phú Lý từ năm 2007, nhưng chỉ với 2 con. Năm 2008, đã tăng lên 10 con, thường xuyên ra phá hoại hoa màu nhà của của dân, nhưng chỉ ở 2 ấp. Từ đầu năm 2009 đến nay, voi đã tăng đàn đến 13 con do ‘ông Ngà lệch (ngà cái chĩa lên cao, cái chĩa xuống dưới) làm đầu đàn đã mở rộng “lãnh địa” phá tới 4/9 ấp, gồm 1, 2, 4 và ấp Lý lịch. 4 ấp này hiện có hơn 7.400 nhân khẩu.
Anh Võ Văn Cương (phó trạm kiểm lâm suối Kốp) cho hay, không chỉ ăn nông sản, “ông Bồ” bây giờ giở chứng, khoái phá phách và chọc ghẹo dân. Lẻn được vào khu dân cư, voi không đụng tới nhà xây, cứ nhắm nhà gỗ, nhà tranh vách nứa, tóm lại cứ nhà cửa làm bằng cây, gỗ là phá. Chui vào rẫy, chòi canh rẫy làm dướt đất, “ông Bồ” giật sập. Dân sợ tìm ngọn cây cao, chắc làm chòi canh như cái tổ chim tít trên ngọn, voi ra nằm khểnh ở dưới cả đêm, khiến người trốn trên chòi hết đường leo xuống. Một cán bộ hội phụ nữ xã mãi mê làm rẫy, nghe động ngẩng lên thấy “ông Bồ” dùng vòi nghịch ngợm nhấc lên đặt xuống khiến đèn, vỏ vỡ chiếc xe Weve mới mua của mình tan tành…Cán bộ KBT mang gạo, muốn ra bìa rừng cho ăn, bây giờ “ông” không thèm mà lại “khoái” xộc vào bếp nhà dân lục lục đồ và ăn tất từ gói mì tôm đến quần áo, chiếu chăn.
Các kinh nghiệm ứng phó với voi theo hướng dẫn của KBT, người dân đã thuộc lòng như “cháo”. Nhưng giờ voi “lờn thuốc”, thấy ánh đèn pi, tiếng còi hú, kẻng gõ mà ít người, có khi nhào tới đuổi người chạy… mất dép.
Theo Trưởng ấp 2- Đặng Văn Nhơn- quá tức mà bất lực, người dân ấp 2 đã làm đơn khiếu nại đến xã. “Viết nhiều lần đến mức giờ dân… chán làm đơn rồi!”. Anh Nhơn dở cười dở mếu.
Lật giở cả đống đơn khiếu kiện… voi của người dân, Phó chủ tịch UBND xã Phú Lý- Cao Hiền Quang- cũng “dở cười dở mếu” như dân: “Dân còn bức xúc tới mức chiều 30 tết năm ngoái, kéo nhau lên tận nhà Chủ tịch rồi lên trụ sở UBND xã. Khổ, với chức trách của mình, UBND xã cũng chỉ biết viết…không biết bao nhiêu báo cáo, kiến nghị gửi lên huyện, nhưng giờ giải pháp cũng… không có ngoại trừ một số ít hộ dân bị voi phá hoa màu nằm trong diện hộ nghèo được hỗ trợ! Bây giờ chúng tôi cũng… chịu rồi. May mắn đến giờ chưa ai bị thương. Nhưng nếu để dân và voi xung đột thế này mãi, voi thành thói quen rượt đuổi hại người thì nguy hiểm lắm!”.
Khi chia tay nhiều người dân Phú Lý nhờ chúng tôi gửi đến ngành chức năng một câu hỏi nhức nhối: ”Chúng tôi thừa sức hại voi để bảo vệ mình. Nhưng voi này là tài sản quốc gia nếu dân xâm hại thì bị xử lý. Vậy voi làm thiệt hại tài sản, đe dọa tính mạng dân thì ai sẽ chịu trách nhiệm?”.
NGÔ SƠN

“Ba cùng” với người tiêu dùng nông thôn, tạo được thói quen dùng hàng hoá của mình để đến một ngày, các cửa tiệm bán lẻ ở nông thôn đều phải bán sản phẩm của Unilever. Đó là “bí quyết”của tập đoàn Unilever-doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công nhất trong mảng thị trường này.

Trong khi các DN Việt Nam đang loay hoay với thị trường vốn quen thuộc nhưng cũng rất lạ lẫm là nông thôn thì Unilever đã gặt hái lợi nhuận kể từ khi “tấn công” vào vùng đất còn bị bỏ hoang này cách đây hai năm.
Thực ra bán hàng cho nông thôn không phải là mô hình mới của Unilever mà họ đã đi tiên phong với mô hình này cách đây hàng chục năm ở Ấn Độ. Mô hình bán hàng cho nông thôn của Unilever hiệu quả đến mức Liên hiệp quốc phải công nhận, vì nó không chỉ tạo lợi nhuận cho nhà sản xuất mà còn tạo công ăn việc làm và xoá đói giảm nghèo cho hàng triệu người dân ở vùng nông thôn Ấn Độ. Liên hiệp quốc đã “vay mượn” mô hình này để áp dụng cho nhiều quốc gia kém phát triển trên toàn thế giới.
Unilever vào Việt Nam hơn chục năm nay và rất thành công trong việc chinh phục người tiêu dùng Việt Nam. Rất khó tìm thấy người tiêu dùng Việt Nam nào không biết đến sản phẩm của Unilever. Tuy nhiên sức cạnh tranh của đối thủ, nhất là ở thị trường thành thị buộc Unilever phải nghĩ đến nông thôn để gia tăng lợi nhuận đầu tư tại Việt Nam. Kế hoạch tiến công vào nông thôn được đưa ra với người thủ lĩnh là Cao Lương Tài, nguyên giám đốc bán hàng nông thôn của Unilever Việt Nam.
Tập đoàn này hiểu rất rõ người dân ở nông thôn Việt Nam khác với người thành thị và cũng không giống với người dân ở nông thôn ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Ông Tài cho biết, dù sức mua không cao nhưng thị trường nông thôn Việt Nam rất lớn. Nông thôn có đến 62 triệu người đang sinh sống tại 500 huyện, gần 9.000 làng xã và với gần 5.000 ngôi chợ lớn nhỏ.
Câu hỏi lớn nhất là làm thế nào để tiếp cận thị trường “khổng lồ” này và cả những người tiêu dùng không dễ hiểu ở đây? Với quyết tâm và kinh nghiệm của nhà sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới, Unilever giải mã được thói quen tiêu dùng của người dân nông thôn, đó là “không thấy không mua, không gần gũi không tiếp cận”. Với “bí quyết công nghệ” này, Unilever tung người đến các làng xã để cùng ăn, cùng sống, thậm chí cùng làm việc với họ chỉ với mục đích tạo thiện cảm với thượng đế rất ư “sớm nắng chiều mưa” của các vùng quê Việt Nam này. Khi thiện cảm được hình thành, tập đoàn Unilever bắt đầu đến giai đoạn đưa hàng đến thượng đế. Ông Tài kể, giai đoạn này không dễ dàng như giai đoạn làm quen. Họ phải lặn lội vào tận làng xã heo hút với chỉ vài ngôi nhà để bán từng cục xà bông, bao bột giặt hay nước rửa chén…Lợi nhuận của những món hàng bán được không đủ để hãng bù chi phí cho nhân viên. Tuy nhiên theo ông Tài nó lại mang lại giá trị lợi ích lớn hơn nhiều, đó là người dân nông thôn đã biết đến sản phẩm của Unilever và chấp nhận chúng. Phản ứng dây chuyền mới là quan trọng, đó là khi người dân có nhu cầu thì các cửa hàng bán lẻ nông thôn phải bán hàng của Unilever, điều mà tập đoàn này không dễ thuyết phục khi lần đầu tiên chào hàng.
Với chiêu thức này, Unilever đã hình thành thị trường nông thôn cho các sản phẩm của mình sau nhiều tháng kiên trì. Chưa hết, Unilever còn xây dựng lực lượng bán hàng lưu động ở vùng nông thôn mà người bán hàng chính là những chị em bán hàng rong ở làng quê.
Thông qua các hội phụ nữ địa phương, Unilever tập hợp được lực lượng bán hàng lưu động này sau khi đã tập huấn họ ngay tại hiện trường, hỗ trợ họ trưng bày hàng hoá trên xe, thậm chí bao tiêu cả hàng ế để họ không làm họ nản lòng khi kinh doanh thất bát. Mục đích kinh doanh của Unilever được lồng vào mục tiêu xã hội là cải thiện cuộc sống của phụ nữ nông thôn. Đó cũng chính là một chương trình mà chính phủ đang cố gắng thực hiện. Do những lợi ích thiết thực cùng với sự thuận lợi đó, kế hoạch của Unilever nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của nhiều ban, ngành và nhất là chị em phụ nữ vùng quê.
Unilever đã làm được điều mà nhiều DN khác đang nằm mơ cũng khó thấy được, đó là điều phối được trên 50.000 cửa hàng bán lẻ ở khắp vùng nông thôn. Thị trường nông thôn đã tạo ra 30% trong tổng doanh thu hàng năm của tập đoàn tại Việt Nam với trên 6.000 tỷ đồng.
Ông Cao Lương Tài nói, kỳ thực Unilever không bỏ ra quá nhiều chi phí cũng như đầu tư nhiều vốn cho chương trình bán hàng cho nông thôn. “Nó chỉ là tận dụng các nguồn lực sẵn có với nguồn ngân quỹ được giới hạn để tăng giá trị kinh doanh mà thôi,” ông thổ lộ. “Các DN trong nước có thể làm được, vấn đề là phải xác định được mục tiêu của mình trước khi triển khai chiến lược đã được nghiên cứu kỹ lưỡng,” ông nói tiếp.
Box: "Unilever đã làm được điều mà nhiều DN khác đang nằm mơ cũng khó thấy được, đó là điều phối được trên 50.000 cửa hàng bán lẻ ở khắp vùng nông thôn. Thị trường nông thôn đã tạo ra 30% trong tổng doanh thu hàng năm của tập đoàn tại Việt Nam với trên 6.000 tỷ đồng".

Vinh Sơn (đăng trên NÔNG THÔN NGÀY NAY ngày 31.03.2009)

Phân bón sẽ tăng giá

Người đăng: luuphan | 08:45 | | 0 Bình luận »

Chap: Trái với dự báo của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trước đây là giá phân bón sẽ ổn định và không có biến động trong những tháng tới, Bộ Công Thương vừa đưa ra dự báo mới nhất cho thấy, nhiều khả năng giá phân bón sẽ tăng trong quý II-2009.
Từ đầu năm 2009, thị trường phân bón biến động theo xu hướng tăng giá sau khi ổn định ở mức giá thấp trong suốt cuối năm 2008. Cụ thể giá phân urê tháng 1-2009 đã tăng hơn 500 đồng/kg so với cuối năm 2008, ở mức phổ biến là 6.000 đồng/kg và đến cuối tháng 2-2009 lại tăng khoảng 500-1.000 đồng/kg so với tháng 1-2009. Hiện giá urê bán lẻ trong nước phổ biến ở mức 6.500-6.800 đồng/kg, thậm chí trên 7.000 đồng/kg tại một số địa phương. Các loại phân khác như SA, Kali, phân lân, NPK… cũng có xu hướng tăng trong 2 tháng đầu năm 2009.
Xu hướng tăng giá phân bón trong nước là do tác động của thị trường phân bón thế giới. Từ đầu năm 2009, giá phân bón trên thế giới đã không ngừng tăng lên hàng tuần, hàng tháng. Đơn cử đối với urê, giá thị trường thế giới hiện đang ở mức trên 300 USD/tấn, tăng tới 100 USD/tấn so với cuối năm 2008.
Xu hướng tăng giá này sẽ tiếp tục duy trì trong một vài tháng tới, bất chấp nguồn cung phân bón trong nước còn dồi dào và nhu cầu tại những ngày đầu năm còn khá yếu.
Theo tính toán, nhu cầu phân bón cho vụ Đông xuân (từ cuối tháng 9-2008 đến hết tháng 3-2009) cả nước bao gồm: 870.000 tấn urê, 390.000 tấn SA, 430.000 tấn Kali, 410.000 tấn DAP và 1,8 triệu tấn NPK. Trong đó quý I-2009 là thời kỳ nhu cầu phân bón tăng cao nhất.
Bộ Công Thương cũng cho biết từ tháng 3 đến hết quý II-2009, thị trường phân bón thế giới tiếp tục sẽ có những biến động mới. Nhu cầu phân bón từ các thị trường lớn như Mỹ, Trung Đông, Đông Âu bắt đầu được tăng cường nhờ hiệu ứng của các gói giải pháp kích thích nền kinh tế. Tính đến những ngày đầu tháng 3-2009, giá dầu thế giới đang có dấu hiệu nhích tăng, hiện ở mức 45 USD/thùng. Do vậy, theo Bộ Công thương, dự báo giá phân bón thế giới sẽ duy trì xu hướng tăng đến hết quý I và nhiều khả năng sẽ tăng lên trong quý II-2009. Giá phân bón trong nước tới đây có xu hướng tăng sẽ là điều khó tránh khỏi.
Hơn nữa, việc áp dụng chính sách tăng giá than đối với sản xuất phân bón cũng là một nguyên nhân đẩy giá phân bón tăng lên trong những tháng tới. Bộ Công Thương dự báo, giá phân urê những tháng tới đây có thể sẽ tăng nhẹ lên mức khoảng 7.300-7.500 đồng/kg; các loại phân khác như Kali, SA, lân, NPK tăng 300-500 đồng/kg tùy loại.
Còn theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tại một số địa phương, giá DAP đã giảm so với đầu năm. Tại An Giang, giá DAP giảm 4.000 đồng/kg xuống mức 10.000 đồng/kg. Tại Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau,... giảm từ 500-2.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do lượng tồn kho DAP hiện nay khoảng 200.000 tấn trong khi nhu cầu cho vụ hè thu 2009 là 170.000-180.000 tấn, thêm vào đó giữa tháng 3/2009, các nhà máy trong nước đã bắt đầu sản xuất loại phân bón này khiến nguồn cung thêm dồi dào.
Box: Tổng cung urê trên thị trường (bao gồm cả lượng hàng tồn kho và lượng hàng sẽ nhập khẩu về) trong quý I-2009 sẽ khoảng 580.000 tấn, đảm bảo nhu cầu phân urê của cả nước. Các loại phân khác cũng đủ đáp ứng ngay cả khi nhu cầu mùa vụ tăng cao nhất. Một số loại phân bón trước đây nước ta vẫn phải nhập khẩu 100% như DAP… thì nay đã có thể tự sản xuất đáp ứng một phần nhu cầu trong nước, hạn chế được sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài.
Lê Thư (đăng trên NÔNG THÔN NGÀY NAY ngày 31.3.2009)

KHẨN

Người đăng: SNG | 17:45 | | 1 Bình luận »

Phần tóm tắt hay đầu bài đăng

Phần còn lại.
Các anh chị thân mến, Anh Ngô Sơn đã lập ra trang blog cho nhóm nông nghiệp. Để nội dung trang blog này hữu ích hơn với mọi người, rất mong các anh chị thu xếp cộng việc đến họp mặt và góp ý cho trang thông tin này và xây dựng nguyên tắc họat động cho nhóm. Thời gian 5h30 chiều thứ 6 (3/4) Địa điểm : quán Thu Hiền (1B Trần Não, Quận 2, gần cầu Sài Gòn) . Đây là quán do Ban ăn chơi giới thiệu là ngon, bổ, rẻ.,. Nơi đây có phòng họp tiện cho việc trao đổi. Buổi họp này chúng ta có nên mời vài quan chức thân thiết trong ngành tham gia hay không?

(Kim Oanh)

Theo tin từ các Sở NN&PTNT khu vực ĐBSCL, trong một tuần trở lại đây giá phân urê liên tục nhích tăng từ 200-500 đồng/kg.
Tại Đồng Tháp, urê có xu hướng tăng giá thời gian qua khiến giá thành sản xuất lúa vượt mức 2.100-2.200 đồng/kg. Giá phân bón ở Đồng Tháp, Kiên Giang đã tăng 240 đồng so với đầu tuần, lên mức 6.540 đồng/kg. Tại Cần Thơ, giá urê tăng 500 đồng/kg, từ 5.500 đồng lên 6.000 đồng/kg. Giá kali cũng tăng trung bình 200-300 đồng/kg, đạt 12.800-13.000 đồng/kg. Trước tình hình giá phân bón tăng, nhiều nơi nông dân đã mua tạm trữ phân với khối lượng lớn để chuẩn bị cho sản xuất vụ hè, thu sắp tới.
Các Bộ, ngành cũng đang có những dự báo khác nhau về thị trường phân bón. Bộ NN&PTNT cho rằng trong thời gian tới giá phân bón trong nước vẫn ổn định và ít biến động lớn do nguồn cung được đảm bảo từ sản xuất trong nước và nhập khẩu (chỉ riêng urê trong hai tháng đầu năm, VN đã sản xuất đạt 185.000 tấn). Còn Bộ Công Thương nhận định, giá phân bón sẽ tiếp tục nhích lên do giá phân thế giới tăng.
Nguyễn Phương (đăng trên NÔNG THÔN NGÀY NAY)

Chào anh em! Trong tuần có thông tin gì hay, bài viết mới hãy post lên để anh em cùng chia sẻ nhé...! Các bác quản trị mạng hãy mau hoàn thiện nội dung, hình thức cho các chuyên mục để cho anh em.......toác nghiệp oách hơn nhé...hehe

Tuy giá một số nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi( TACN) nhập khẩu đang tăng giá và cũng có nhiều thông tin về việc tăng giá bán thành phẩm tại thị trường trong nước nhưng ở thời điểm này, giá các loại thức ăn chăn nuôi tại thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận vẫn bình ổn và được dự báo sẽ không có biến động mạnh trong thời gian sắp tới
Chưa có dấu hiệu tăng giá
Theo khảo sát tại một số đại lý phân phối và bán lẻ TACN tại TP.HCM, và Đồng Nai, Bình Dương… giá các loại TACN thành phẩm phổ biến trên thị trường hiện nay như Higro, Vina, Thanh Bình, Năm Sao, Con cò… vẫn đứng ở mức giá từ trước tết nguyên đán và chưa có dấu hiệu tăng giá. Cụ thể các loại cám Higro vẫn ổn định ở mức 261.000đồng/bao dành cho heo tập ăn; 212.000đồng/bao dành cho heo thịt loại 20-50kg; 178.000 đồng/bao dành cho heo thịt loại 50 - 70 kg. Cám Vina128.000đồng/bao dành cho heo thịt loại từ 30-60kg; 122000đ đồng/bao dành cho heo thịt từ 60kg trở lên…Các thức ăn chăn nuôi gia cầm và thủy hải sản cũng chưa tăng giá. Các chủ đại lý cho biết đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có mặt hàng TACN nào được thông báo là sẽ tăng giá bán.
Khi được hỏi về việc tăng giá bán hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TACN đều tỏ ra khá dè dặt với tâm lý chung là chờ diễn biến của thị trường. Nhìn chung hầu như chưa có doanh nghiệp nào có kế hoạch điều chỉnh giá bán thành phẩm ở thời điểm hiện tại, do người chăn nuôi đang có xu hướng thu hẹp sản xuất.
Theo Ông Suwes Wangrungarun, Phó tổng giám đốc công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam: Hiện công ty chưa có chủ trương tăng giá bán vì vẫn còn nguồn nguyên liệu dự trữ. Tuy nhiên, nếu giá nguyên liệu đầu vào vẫn tăng như thời điểm hiện nay thì đến khoảng tháng 4, tháng 5 giá các loại TACN của CP có thể sẽ được điều chỉnh tăng giá nhưng cũng chỉ tăng nhẹ ở mức 100 –150 đồng/kg. Thông tin từ công ty TNHH Vina cũng cho biết, tuy giá nguyên liệu đã tăng nhưng công ty vẫn giữ giá bán thành phẩm để hỗ trợ cho người chăn nuôi, tuy nhiên trong thời gian tới nếu giá nguyên liệu tiếp tục tăng cao thì có thể sẽ điều chỉnh giá tăng khoảng 5% .
Sẽ không có biến động lớn
Dự báo về thị trường thức ăn chăn nuôi trong thời gian sắp tới đa số các ý kiến cho rằng, sẽ không có biến động lớn về giá cả ở hầu hết các mặt hàng. Anh Giang Minh Đại, chủ đại lý cấp 1 các sản phẩm TACN Higro, Vina, Ocialis tại khu vực Thủ Đức, Quận 9, Quận 2 (TP.HCM) nhận định, thị trường thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới sẽ không có sự biến động mạnh về giá như thời điểm tháng 7, tháng 8 năm ngoài mà chỉ tăng nhẹ theo sự biến động của giá nguyên liệu đầu vào. Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cũng cho rằng, cơn sốt giá thức ăn chăn nuôi năm ngoái cũng chỉ là sốt “ảo” vì giá cũng chỉ tăng đột biến trong thời gian ngắn rồi lại hạ xuống. Hiện nay tuy giá nguyên liệu có tăng nhưng cũng chỉ tăng nhẹ vì nguồn cung của các thị trường chính vẫn còn khá dồi dào, vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước. Ý kiến từ công ty Vina cũng cho rằng, tuy thị trường thức ăn chăn nuôi hiện nay rất khó dự báo nhưng cũng khó xảy ra tình trạng tăng giá đột biến mà chỉ dao động ở mức 10%, vì nhìn chung, các doanh nghiệp đã giải quyết được khó khăn về nguồn vốn.
Về vấn đề thức ăn chăn nuôi tăng giá, trong một phát biểu mới đây, Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn cũng khẳng định, thị trường thức ăn chăn nuôi mới chỉ xảy ra biến động giá ở một số mặt hàng nguyên liệu, giá các loại thức ăn chăn nuôi tuy có tăng nhưng vẫn ở trong tầm kiểm soát.

Lan Phương (đăng trên NÔNG THÔN NGÀY NAY)

Ông Trương Văn Sáu, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long – nơi vừa tổ chức hội nghị bàn chuyện sản xuất lúa vụ hè thu, đã bày tỏ mối lo khi chính quyền địa phương này năm vừa qua đã đưa ra khuyến cáo sử dụng giống lúa không trúng. Ông nói với đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT, việc làm này có thể làm mất uy tín chính quyền với dân, những lần khuyến cáo sau dân sẽ không nghe nữa.
Cũng lại là chuyện giống lúa IR 50404. Năm ngoái, khi thị trường gạo xuất khẩu gặp khó khăn, thương lái đi mua lúa căng biển trên ghe “không mua lúa IR 50404”. Người trồng lúa IR 50404 phải ôm hàng tồn đọng hoặc phải chịu lỗ lã bán tháo. Vậy là cơ quan quản lý ngành nông nghiệp, ủy ban nhân dân nhiều địa phương đưa ra khuyến cáo, thậm chí có địa phương chỉ đạo cấm trồng giống lúa này. Trớ trêu là đầu năm nay thương lái cũng đưa ghe đi mua lúa, nhưng lần này lại căng biển “chỉ mua lúa IR 50404”. Câu chuyện này được đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp nêu ra như dẫn chứng về sự lúng túng của ngành trong công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng giống lúa.
Thực tế hiện nay người nông dân chỉ có cách theo tín hiệu thị trường phát ra từ thương lái – là người mua lúa trực tiếp từ nông dân để cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Các công ty xuất khẩu gạo quốc doanh có sản lượng kinh doanh hàng năm đến hàng trăm ngàn tấn cũng phải thừa nhận chưa thể tổ chức mua lúa, mà ngồi chờ thương lái mua gom lúa về, xay xát chế biến… thậm chí giao đến tận mạn tàu cho công ty xuất khẩu. Đến lượt mình, thương lái dựa vào hợp đồng xuất khẩu để chọn mua lúa để chế biến ra loại gạo có phẩm cấp tương ứng. Nếu hợp đồng xuất khẩu yêu cầu loại gạo có tỉ lệ tấm thấp thì chọn loại lúa tốt để làm ra gạo ít hạt gãy vỡ. Ngược lại, với hợp đồng xuất loại gạo tỉ lệ tấm cao thì họ sẽ chọn nhiều lúa chất lượng thấp hơn, giá mềm hơn, mà loại này phổ biến là giống IR 50404.
Trao đổi với Nông Thôn Ngày Nay, Tiến sĩ Bùi Chí Bửu – người vừa được Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) trao tặng giải thưởng khoa học mang tên Dharmawansa Senadhira, cho rằng mấu chốt là gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là gạo pha tạp từ nhiều chủng loại giống, phân loại phẩm cấp theo tỉ lệ tấm. Trong khi các nước khác xuất khẩu gạo thường là những loại có giống thuần chủng, chẳng hạn trong hợp đồng mô tả “gạo trắng hạt dài”, hoặc gạo Jasmine, Basmati…
Để có gạo xuất khẩu như các nước, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải tham gia toàn bộ quá trình sản xuất ra hạt gạo. Chính các doanh nghiệp này phải đầu tư giống lúa cho nông dân theo những vùng chuyên canh và đảm bảo bao tiêu sản phẩm. Thực tế ở Việt Nam đã có mô hình tương tự rất hiệu quả nhưng sản lượng hàng năm mới chỉ vài chục ngàn tấn. Nếu mô hình này được nhân rộng, chiếm tỉ trọng lớn trong hơn 4 triệu tấn gạo xuất khẩu của Việt Nam thì có lẽ sẽ không còn những câu chuyện khó ăn khó nói giữa cơ quan quản lý nhà nước với nông dân như kể trên.
(đăng trên NÔNG THÔN NGÀY NAY)




Trong hai ngày 24-25/3, tại TP.HCM đã diễn ra Hội thảo triển vọng thị trường Nông nghiệp VN 2009, các giải pháp về chiến lược và chính sách quan trọng tập được trung vào 3 mặt hàng chính có thế mạnh xuất khẩu của VN như cà phê, chăn nuôi, lúa gạo…

Về cà phê:
TS. Nestor Osorio, GĐ điều hành Tổ chức cà phê thế giới đã nhìn nhận về tổng quan, cây cà phê được trồng ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Brazil là nước đứng đầu thế giới về sản lượng và diện tích cà phê (chiếm khoảng 33%). Do vậy sự biến động sản lượng cà phê của thị trường nước này cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của toàn thế giới. Sau Brazil, Việt Nam và Colombia cũng là những nước sản xuất cà phê quan trọng. Tổng lượng cà phê của cả 3 nước chiếm tới 58% trên tổng sản lượng cà phê thế giới. Trong đó, Brazil và Colombia sản xuất cà phê Arabica lớn nhất, còn VN sản xuất cà phê Rubusta nhất thế giới. Colombia, cũng là nhà sản xuất cà phê chế biến ướt lớn nhất (với 300.000 ha) và đất nước này hiện đang có chính sách phát triển loại cà phê này sang nhiều nước khác. Ông Nestor Osorio đánh giá cao sự phát triển của ngành cà phê VN trong những năm gần đây, đóng vai trò quan trọng đối với thị trường cà phê Châu á và trên thế giới. Ở VN cây cà phê cũng đã mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nông hộ, đặc biệt ở vùng núi và khu vực nông thôn. Thống kê cho thấy, riêng mặt hàng cà phê chiếm khoảng 8% tổng giá trị nông sản và 15% giá trị xuất khẩu nông nghiệp của VN.
Bà Trần Thị Quỳnh Chi, Viện Chính sách và chiến lược PT NNNT cho hay, ngay từ đầu thập kỷ 90 diện tích cây cà phê thâm canh của VN đã tăng mạnh, đặc biệt có thời điểm ở vùng Tây Nguyên (ĐăkLăc, Lâm Đồng) diện tích cà phê tăng đột biến, nhưng từ sau năm 2004 đến nay diện tích cà phê VN đã dần ổn định. Tuy nhiên, năm qua tình hình sản xuất cà phê ở VN có nhiều biến động, ảnh hưởng mạnh do thời tiết thất thường, khiến năng suất và sản lượng cà phê bị giảm sút đáng kể, còn chi phí sản xuất cũng tăng gấp đôi. Năm 2008, cà phê VN đã xuất khẩu được trên 100 nước trên thế giới. Giá cà phê đã tăng mạnh trong những tháng đầu năm, nhưng đến cuối năm lại giảm mạnh do ảnh hưởng sự khủng hoảng giảm phát. Chiếm khoảng 20 % DN gặp khó khăn (trong đó chiếm phân nửa là DN vừa và nhỏ), khiến nhiều DN có thể bị phá sản. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – DN Cà phê Control ĐắkLắk, chính yếu tố chất lượng đã ảnh hưởng đến uy tín và giá trị thương phẩm của cà phê. Ngoài ra, giá cả thị trường cà phê có thể còn bị ảnh hưởng do nhiều vấn đề khác như điều kiện khí hậu, đất đai, kể cả, chính trị xã hội…
Còn nghiên cứu của các chuyên gia cà phê, bình quân đầu người ở VN lượng tiêu thụ cà phê chỉ bằng 1/10 hoặc 1/20 của Brazil. Thực tế nhiều DN đã tiêu tốn tới hàng triệu đô la để quảng bá sản phẩm nhưng vẫn không hiệu quả vì không nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước. Vì vậy, cần có một chính sách cụ thể cho ngành hàng cà phê phát triển bền vững. Việc quản lý chất lượng cà phê phải được thực hiện trong suốt quá trình từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản.
Về chăn nuôi: TS.Mohammad Jabbar, Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Đáng lưu ý nhất là vấn đề tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu, cần phải đi vào sản xuất CN hóa và chăn nuôi tập trung. Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục chăn nuôi cũng thống nhất quan điểm, sẽ hướng tới sản xuất chăn nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp. Đồng thời nghiên cứu chính sách hỗ trợ cho các cơ sở chăn nuôi trang trại, công nghiệp, cơ sở giết mổ, chế biến gia súc gia cầm đều phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và quản lý chặt chẽ dịch bệnh.
Về nông nghiệp lúa gạo: Theo TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách & chiến lược PTNNNT, khẳng định rằng chưa bao giờ việc phân tích, dự báo thị trường lại cần thiết như hiện nay, nhất là trong lĩnh vực lúa gạo, cà phê, chăn nuôi khả năng dự báo thị trường còn rất khó. Qua đây cho thấy vấn đề dự báo và sự nắm bắt thông tin của chúng ta không tốt vì thế người làm chính sách không phản ứng kịp tình hình, không ra quyết định kịp thời. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần phải được đẩy mạnh, tăng cường nguồn vốn cho nông nghiệp. Theo khuyến cáo chung của Bộ NN-PTNT, người nông dân không nên mở rộng diện tích sản xuất, nên đi vào thâm canh tằng năng xuất, sản lượng. Đồng thời xây dựng lại hệ thống tiếp thị, cải tiến khâu chế biến bảo quản để nâng cao giá trị cho sản phẩm nông sản. Cần chuyển đổi cơ cấu, đổi mối tư duy sản xuất của người nông dân để khôi phục phát triển kinh tế.
Các chất vấn “nóng” về vấn đề cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực: tiếp cận thị trường, chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực, chính sách điều hành, hay sự phối hợp với các đối tác…đã được các đại biểu thẳng thắn trao đổi tại hội tảo này. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng tập trung đề cập đến chính sách hỗ trợ kích cầu, phát triển nghề chăn nuôi, xây dựng hệ thống kho dự trữ; hay làm thế nào để giữ mức tăng trưởng ổn định chất lượng, giá cả thị trường. Trước những biến động về giá trong sản xuất nông nghiệp, vậy có chính sách nào hỗ trợ thị trường nông sản bền vững đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất. Vấn đề bảo hiểm nông nghiệp cũng được đặt ra nhằm hỗ trợ phòng tránh rủi ro trong sản xuất do thiên tai mang lại…
Minh Sáng (NNVN)

TS.Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: Sự khủng hoảng toàn cầu đã kéo theo những hệ lụy về sản xuất, tác động trực tiếp đến ngành nông nghiệp. Những mặt chịu ảnh hưởng rất lớn, như giá cao su đã sụt giảm rất mạnh do nhu cầu cao su thế giới giảm, là nguyên nhân làm giảm sản xuất. Để phát triển ngành nông nghiệp phải nhìn nhận trong tổng thể phát triển toàn bộ nền kinh tế. Nông nghiệp phát triển bền vững cần phải tích tụ đất đai sẽ tạo ra được quy mô sản xuất lớn và ứng dụng KHKT mới tăng được năng suất.


Nhiều tờ báo, đài địa phương và cả truyền hình trung ương những ngày gần đây liên tục đưa tin về chuyện người dân Đồng bằng Sông Cửu Long đổ xô đi mua giống lúa IR 50404 để trồng vụ hè thu năm nay. Giống lúa này đã bị Hiệp hội Lương thực Việt Nam và cơ quan quản lý nông nghiệp nhiều địa phương khuyến cáo hạn chế canh tác. Họ lập luận rằng giống lúa IR 50404 là thủ phạm gây ra tình trạng lúa gạo tồn đọng, rớt giá thê thảm làm nhiều nông dân khốn khổ vào nửa cuối năm ngoái.
Tất nhiên báo chí đưa ra lời lý giải cho chuyện này. Đơn giản là vì thực tế giống IR 50404 vẫn mang lại lợi nhuận nhất cho người trồng lúa. Tờ Hà Nội Mới có lẽ chi tiết nhất: Đến giữa tháng 2/2009, khi thu hoạch các trà lúa đông xuân sớm, nông dân bán lúa IR 50404 được giá không kém các loại lúa chất lượng cao. Trong khi đó, năng suất lúa lại cao hơn khoảng 15%. Chưa kể trồng lúa IR 50404 giúp tiết kiệm được tiền bơm nước một lượt, giảm được một lần bón phân.
Thông tấn xã Việt Nam thì nêu nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này là do bước sang năm 2009, thị trường xuất khẩu gạo có xu hướng đổi chiều, nhu cầu gạo cấp thấp tăng cao, giá cả hợp lý… Từ đó, có nhiều doanh nghiệp chọn đối tác có nhu cầu lọai gạo này để ký hợp đồng xuất khẩu, đẩy giá lúa IR 50404 lên đến 4.050- 4.150 đồng/kg, tương đương với giá lúa hạt dài phẩm chất gạo tốt. Trong khi đó, giống lúa IR 50404 có thời gian sinh trưởng ngắn (từ 85- 90 ngày), thích nghi rộng với nhiều vùng đất… nên nông dân trồng giống lúa này trong vụ lúa đông xuân 2008- 2009 thắng đậm.
Rõ ràng vấn đề ở đây là thị trường chứ không thể đổ oan cho giống lúa. Khi nguồn cung dư thừa thì chủng loại lúa gạo nào cũng khó bán, phải giảm giá. Khi thị trường thiếu hụt thì “ngay cả gạo IR 50404, giống cho năng suất cao, nhưng chất lượng bình thường, cũng có khách hàng yêu cầu ký hợp đồng xuất khẩu” - trả lời của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực VN, ông Trương Thanh Phong trên Sài Gòn Giải phóng cuối năm 2007 về triển vọng thị trường xuất khẩu gạo năm 2008. Ông còn khẳng định tại hội nghị sản xuất lúa gạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT vào tháng 3/2008 là “giống gì cũng bán được với giá cao và… thị trường mênh mông, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu”. Nhưng cũng chính ông là người phát biểu nguyên nhân tồn đọng lúa gạo vào nửa cuối năm 2008 là vì nông dân sử dụng nhiều giống IR 50404. Thực tế, giai đoạn này nhiều loại lúa gạo ngon trong nước cũng phải hạ giá mà vẫn khó tìm đầu ra…Tất nhiên, trong hoàn cảnh cung thừa thì lúa gạo ngon vẫn có nhiều cơ hội tiêu thụ hơn.
Chính vì vậy, bên cạnh yêu cầu về năng lực mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, để người nông dân lựa chọn giống lúa phù hợp, hiệu quả, thì năng lực dự báo thị trường là hết sức quan trọng. Thực hiện công việc này, được ưu đãi hơn hết và cũng phải nhận trách nhiệm hơn hết là các doanh nghiệp quốc doanh đầu đàn, hiệp hội lương thực… nhằm đảm bảo phục vụ lợi ích quốc gia, bảo vệ quyền lợi người nông dân.
(đăng trên NÔNG THÔN NGÀY NAY)


2

Theo ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, việc bắt buộc phải áp dụng giá điện giờ cao điểm vào buổi sáng là do đơn vị này đã phải “chịu thiệt” quá nhiều do chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm – thấp điểm quá cao.

Việc tính giá điện theo giờ cao điểm vào buổi sáng đã gặp phải sự phản đối của nhiều doanh nghiệp và địa phương.

Chính vì thế mà chiều 27/3, đại diện Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phải nhờ đến báo chí để “giãi bày” quanh việc tính giá điện theo cách trên.

Lý giải cho việc áp dụng tính giá điện theo giờ cao điểm vào cả buổi sáng (từ 9h30 – 11h30) và buổi tối (từ 17h - 23h), Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Phạm Mạnh Thắng cho rằng, lý do đơn giản nhất là do chúng ta còn thiếu điện, nên buộc phải khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng điện vào những giờ thấp điểm.

Hơn nữa, theo ông, việc áp dụng tính giá điện giờ cao điểm vào buổi sáng dù là khá mới ở Việt Nam, nhưng ở hầu hết các nước đều đã áp dụng cách tính này.

Ông Thắng nói, từ năm 2007 trở về trước, hệ thống điện của cả nước có tỷ trọng công suất cao nhất là thành phần ánh sáng sinh hoạt và dịch vụ nên cao điểm hệ thống rơi vào các giờ buổi tối từ 17h đến 22h.

Tuy nhiên, do nhu cầu điện cho sản xuất trong những năm qua luôn tăng cao nên từ năm 2007, điện cho sản xuất đã chiếm tỷ lệ ngày càng cao (trên 50% tổng sản lượng điện), nên giờ cao điểm của hệ thống điện đã dịch chuyển một phần sang buổi sáng từ khoảng 9h đến 12h.

Chính điều này đã làm cho công suất của cả hệ thống điện vào những giờ cao điểm buổi sáng đã cao hơn công suất vào các giờ cao điểm buổi tối.

“Mất” thêm tối đa 18% tiền điện

Lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực thừa nhận, việp áp dụng giá điện giờ cao điểm vào buổi sáng "ở mức nào đó" sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, qua tính toán sơ bộ, với việc áp dụng giá giờ cao điểm vào buổi sáng thì chi phí tiền điện tăng thêm của doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp có các ca làm khác nhau.

Nếu doanh nghiệp sản xuất 3 ca, 7 ngày/ tuần thì chi phí tiền điện tăng thêm sẽ vào khoảng 1%, qua đó đẩy giá thành sản phẩm lên khoảng 0,1 – 0,2%. Nếu doanh nghiệp sản xuất 2 ca, 6 ngày/tuần thì chi phí tiền điện sẽ tăng thêm khoảng 4,6%, qua đó đẩy giá thành sản phẩm lên từ 0,45 – 0,9%.

Còn nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất một ca mở rộng, 6 ngày/tuần thì chi phí tiền điện tăng thêm có thể lên tới 18%, qua đó đẩy giá thành sản phẩm lên khoảng 1,8 – 3,6%.

Tuy nhiên theo ông Thắng, nếu doanh nghiệp áp dụng các biện pháp giảm những phụ tải không thiết yếu vào giờ cao điểm hoặc dịch chuyển giờ làm để tránh giờ cao điểm vào buổi sáng thì chi phí tiền điện tăng thêm sẽ thấp hơn đáng kể so với mức tính toán trên.

Còn Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu thì “an ủi: “Chúng tôi biết giữa lúc kinh tế đang khó khăn, việc tính giá điện theo giờ cao điểm sáng có thế khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn hơn, nhưng nếu nhóm sản phẩm nào quá sức chịu đựng thì sẽ kiến nghị lên Thủ tướng xin có giải pháp tháo gỡ khó khăn".

Cái lý của EVN

Theo ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, việc bắt buộc phải áp dụng giá điện giờ cao điểm vào buổi sáng là do đơn vị này đã phải “chịu thiệt” quá nhiều do chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm – thấp điểm quá cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có một số nhà máy được đầu tư nhưng chỉ vận hành vào giờ cao điểm với số giờ vận hành hằng năm thấp.

Bên cạnh đó, theo ông Tri, trong thời gian qua, khách hàng cũng đã được hưởng lợi nhiều do biểu giá điện bán lẻ cũ áp dụng cho năm 2007 và 2008 chưa quy định giá điện giờ cao điểm sáng thực nên giá bán lẻ điện thấp hơn giá thành sản xuất kinh doanh điện của các giờ cao điểm.

Do đó, theo ông Tri, việc tính giá giờ cao điểm vào buổi sáng là bất khả kháng. "Do đây là lần đầu tiên chúng ta áp dụng nên cũng không thể tránh khỏi những phản ứng của doanh nghiệp và dư luận. Song nếu không thực hiện thì sẽ gây thiệt hại cho EVN, đồng thời về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện của cả hệ thống và thậm chí là cả khách hàng", ông nói.

Nguon : Vnecomy.com.vn